Tổng CTCP May Việt Tiến tiền thân là Xí nghiệp may Việt Tiến, thành lập năm 1976. Lĩnh vực chính của công ty là sản xuất và kinh doanh sản phẩm dệt may các loại.
Năm 2021, Doanh thu thuần và LNST lần lượt là 6,008 tỷ đồng (-16% YoY) và 83 tỷ đồng (-45% YoY). Đây là kết quả lợi nhuận thấp nhất trong 10 năm trở lại đây của VGG. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận được BGĐ giải trình do ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh, đặc biệt trong Q3/2021 tại TPHCM và các tỉnh thành khu vực phía Nam; các nhà máy chỉ hoạt động 50-60% công suất. Kết thúc năm 2021, Công ty chỉ hoàn thành 74% kế hoạch doanh thu và 57% kế hoạch lợi nhuận.
Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Tình hình này dẫn đến các yếu tố không chắc chắn và có thể tác động đến môi trường mà công ty đang hoạt động. Ban TGĐ vẫn đang tiếp tục theo dõi các diễn biến của tình hình, cũng như đánh giá các ảnh hưởng tài chính liên quan đến việc đánh giá tài sản, các khoản dự phòng và công nợ tiềm tàng.
![image.png](file-guid:c7f07369-7027-4ea5-8d4f-fa8c4677485c "image.png")
**Triển vọng kinh doanh trung và dài hạn:**
(1) Dự án Việt Thái Tech (liên doanh giữa Việt Tiến và 2 đối tác chiến lược là Luenthai và Newtech) sẽ giúp công ty chủ động nguồn nguyên liệu, từ đó cải thiện biên lợi nhuận.
Bên cạnh đó, dự án trên hoàn thành sẽ giúp công ty đáp ứng các quy tắc xuất xứ của EVFTA (do hiệp định quy định hàng dệt may vào EU phải sử dụng vải sản xuất tại Việt Nam)
(2) Triển vọng từ sự phát triển của Trung tâm nghiên cứu và Phát triển mẫu Dương Long, giúp công ty gia tăng lợi thế cạnh tranh tại thị trường nội địa ở mảng sản xuất & kinh doanh sản phẩm thiết kế với biên lợi nhuận tốt hơn mảng may truyền thống.
**Nhận xét**: Triển vọng năm 2022 không có nhiều điểm sáng do năng suất lao động tại các nhà máy vẫn chưa quay trở lại mức bình thường do ảnh hưởng bởi dịch bệnh. VGG tiếp tục giao dịch trong vùng giá 42,000 – 46,000 đ/cp. Định giá cổ phiếu ở mức khá cao (P/E \~ 24x so với trung bình ngành \~ 8x).