Sau một năm với kết quả kinh doanh thăng hoa và giá cổ phiếu tăng bằng lần, cổ phiếu chứng khoán có còn là một cơ hội đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư trong năm 2022? Để kiểm định vấn đề này, chúng tôi thực hiện thống kê dữ liệu về định giá, cụ thể ở đây là 2 chỉ số P/E (Giá/Thu nhập trên 1 cổ phần) và P/B (Giá/Giá trị sổ sách VCSH trên 1 cổ phần) của tất cả các công ty chứng khoán (CTCK) niêm yết trong 5 năm vừa qua.
Kết quả thống kê thể hiện ở Hình 1 cho thấy mức định giá ngành chứng khoán nói chung trong quá khứ chủ yếu dao động trong khoảng 8-12.x đối với P/E và 1-1.5x đối với P/B. Do đó mức P/E và P/B hiện tại của ngành ở ngưỡng 18.7x và 2.4x có thể nói là đang cao hơn nhiều.
![image.png](file-guid:d310e4bb-1020-4808-ad36-d23e62ff078d "image.png")
Nếu xét riêng nhóm 10 CTCK có tổng tài sản cao nhất trên sàn chứng khoán thì Hình 2 cho thấy, mức P/E của các công ty này cũng đang cao hơn mức trung bình 5 năm và đặc biệt là các mã ở top cuối có mức dao động P/E khá lớn như MBS, CTS, BSI… Ví dụ với giá đóng cửa tại ngày 25/02/2022, mức P/E của MBS đang là 16.6x lớn hơn so với mức phân bổ chủ yếu ở ngưỡng 10-15.x của chính mã này trong quá khứ.
![image.png](file-guid:f5884423-cc31-49f4-ae0d-d6c300105516 "image.png")
Đối với P/B, chỉ số định giá này của 10 CTCK trên cũng đang ở mức cao hơn so với dữ liệu 5 năm. Đơn cử như SSI có P/B hiện tại ở mức 3.1x, trong khi dữ liệu quá khứ phần lớn dao động quanh 1-2.x. Hay như VND có P/B ở mức 3.4x trong khi trước đây chủ yếu dao động quanh mức 1-2.5x.
![image.png](file-guid:142946a4-a4f4-47fc-b607-08211b1018a6 "image.png")
Tuy nhiên, nếu chỉ xem xét dữ liệu quá khứ thì chưa đầy đủ. Mức định giá của cổ phiếu còn tùy thuộc vào triển vọng tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai. Xét trên khía cạnh này, chúng tôi cho rằng lợi nhuận của ngành chứng khoán khó có khả năng lặp lại kỳ tích về tốc độ tăng trưởng như 2021 vì các lý do sau:
Thứ nhất, rủi ro lạm phát đang hiện hữu. Mặc dù Việt Nam hồi phục từ đại dịch COVID sau các nền kinh tế khác trên thế giới và chính phủ vẫn đang lên kế hoạch triển khai cho gói kích thích kinh tế, nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam vẫn có thể phải chịu áp lực rủi ro lạm phát khi nhiều nước phát triển đã ghi nhận mức lạm phát cao nhất lịch sử.
Bên cạnh đó, bất ổn chính trị trên thế giới đặc biệt là cuộc chiến giữa Nga và Ukraine nổ ra có thể khiến nguồn cung hàng hóa như dầu mỏ, khí đốt, một số kim loại và thực phẩm bị gián đoạn, dẫn đến giá cả các loại hàng hóa này leo thang và ảnh hưởng đến thị trường thế giới.
Thứ hai, trước những rủi ro về kinh tế và chính trị kể trên, thanh khoản thị trường chứng khoán trong 2022 liệu có tăng hay không vẫn chưa thể chắc chắn vì giao dịch T0 khó có thể triển khai và việc nâng hạng thị trường cũng không ngay được.
Thứ ba, từ giữa năm 2021 trở lại đây, các CTCK ồ ạt tăng vốn để mở rộng hoạt động, áp lực duy trì hiệu quả sinh lời trên đồng vốn mới tăng là không hề dễ dàng khi mà môi trường kinh doanh đang trở nên khó khăn và cạnh tranh khốc liệt hơn.
Chính vì lẽ đó, chúng tôi cho rằng các nhà đầu tư nên cẩn trọng với dòng chứng khoán trong năm nay. Tuy nhiên, nhìn trong dài hạn, thị trường chứng khoán của Việt Nam vẫn tăng trưởng và chúng tôi nghĩ rằng các CTCK vẫn sẽ được hưởng lợi từ điều này.
Để theo dõi và cập nhật tình hình kinh doanh của ngành chứng khoán cũng như các ngành khác trên thị trường, nhà đầu tư có thể sử dụng một công cụ hữu dụng của TCBS là Tab Cập nhật KQKD trong mục Market Watch trên TCInvest. Hình 4 và 5 dưới đây nêu ví dụ về một số chỉ tiêu định giá, KQKD cũng như tỷ lệ đòn bảy của ngành chứng khoán. Chúc các nhà đầu tư thành công!
![image.png](file-guid:816ff50e-0a70-4448-b3bb-60bdad6e5b32 "image.png")
![image.png](file-guid:6d7c0ed9-41e1-41bc-87f1-65fba15a1888 "image.png")