1\. Kế hoạch kinh doanh 2022:
![image.png](file-guid:d256d393-d2e1-4740-9ef6-0f230a0c9075 "image.png") Nguồn: EVS
\- Tăng cường đầu tư hệ thống giao dịch cơ sở, phái sinh…
\- Mở rộng mảng môi giới
\- Thiết kế các sản phẩm mới cho khách hàng
\- Đầu tư nhân sự để phát triển mảng dịch vụ ngân hàng đầu tư
\- Phát triển hệ thống giao dịch trái phiếu, cung cấp đủ dịch vụ từ tư vấn, đại lý, phân phối… cho đối tác và khách hàng
2\. Phương án phân phối lợi nhuận 2021:
![image.png](file-guid:a7c657bd-ff69-43da-9147-ca6f0cf7a431 "image.png")
Nguồn: EVS
3\. Tăng gấp đôi vốn điều lệ từ 1,030 tỷ đồng lên 2,060 tỷ đồng thông qua phương án chào bán cho cổ đông hiện hữu với giá 10,000đ/cp trong 2022. Nguồn vốn thu được sẽ dùng để bổ sung cho hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ, tự doanh, bão lãnh phát hành chứng khoán.
4\. Phát hành ESOP với số lượng 5 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 5%) và giá phát hành 10,000đ/cp.
5\. Phát hành trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ với quy mô 1,000 tỷ đồng cũng để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
Một số động thái gần đây của công ty như tăng quy mô vốn hoạt động, thay đổi thương hiệu nhận diện và thay đổi trụ sở chính cho thấy EVS đang có sự chuyển mình để vươn lên thành một trong những công ty chứng khoán tầm trung nhưng phát triển khá toàn diện tất cả các mảng kinh doanh truyền thống từ tự doanh, cho vay margin đến tư vấn và bảo lãnh phát hành trái phiếu.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, chúng tôi cho rằng các nhà đầu tư vẫn chỉ nên theo dõi với EVS do danh mục tự doanh chủ yếu được hưởng lợi từ cổ phiếu NVB và khả năng NVB có thể tăng mạnh trong 2022 chưa rõ ràng. Việc tăng vốn sẽ giúp EVS tăng năng lực kinh doanh nhưng mức định giá P/B chưa thực sự hấp dẫn để đầu tư. Hơn nữa, rủi ro lạm phát ở các nền kinh tế lớn trên thế giới có thể khiến cho thị trường chứng khoán khó tăng trưởng đột biến như trong 2021.
![image.png](file-guid:c4c6d6c6-13d1-46b8-8c51-baedf4f2c20b "image.png")