VPB là một cổ phiếu chúng tôi đặt khá nhiều kỳ vọng từ đầu năm nay với những câu chuyện riêng nổi bật trong ngành ngân hàng như ký lại hợp đồng banca, bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, tăng trưởng tín dụng phục hồi ... tuy nhiên sau kết quả đột biến trong quý 1, kết quả kinh doanh quý 2 khiến chúng tôi cảm thấy đôi chút lo ngại trước những tín hiệu kém khả quan của VPB
Về kế hoạch kinh doanh 2022, ngân hàng đưa ra mục tiêu rất tham vọng với lợi nhuận sau thuê 24 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng hơn 100% so với năm 2021. Lũy kế 6 tháng đầu năm, VPB đạt lợi nhuận 12 nghìn tỷ đồng, tương đương 50% kế hoạch và bằng lợi nhuận cả năm ngoái.
![image.png](file-guid:875ccbd8-cd7f-4001-8af1-8f088677939e "image.png")
Tuy nhiên, việc VPB có thể tiếp tục đạt 12 nghìn tỷ trong nửa cuối năm để đạt kế hoạch lại là một dấu hỏi lớn khi kết quả nửa đầu năm được đóng góp rất lớn từ khoản phí thu được từ ký lại hợp đồng banca với AIA
![image.png](file-guid:22552b56-164c-43f1-83d2-cf84a2a0215e "image.png")
2 điểm khiến chúng tôi cần lưu ý là:\
\+) Hiệu quả kinh doanh đang giảm sút thể hiện ở NIM và ROE. Xu hướng giam sút của NIM đã bắt đầu từ khi dịch COVID bùng phát và chưa có dấu hiệu hồi phục. Trong khi đó, ROE của VPB giảm xuống dưới mức 20% do vốn điều lệ tăng mạnh nhưng các hoạt động mới như chứng khoán, bảo hiểm chưa mang lại hiệu quả
![image.png](file-guid:3b36b579-4752-4598-afd4-58de59614511 "image.png")![image.png](file-guid:c99eb74d-f205-4320-8e13-0743782f015d "image.png")
\+) Tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng, đặc biệt ở nợ nhóm 5. Mức 5.3% là mức nợ xấu cao nhất trong ngành ngân hàng. Nếu tách riêng mảng tài chính tiêu dùng thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mẹ VPB cũng lên đến 2.8%. Điều này khiên ngân hàng phải dành nhiều lợi nhuận để trích lập dự phòng rủi ro. Bên cạnh đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu thường xuyên ở mức thấp cũng khiến VPB không có một lớp đệm đủ dày và dễ bị tác động hơn khi các khoản cho vay phát sinh vấn đề.
![image.png](file-guid:54659f87-e939-4d43-abcd-1411f8ef8941 "image.png")![image.png](file-guid:71a6a753-58a2-4d36-b30d-2e4c470df195 "image.png")
Chúng tôi cho rằng các vấn đề nêu trên sẽ khiến kết quả kinh doanh của VPB bị ảnh hưởng trong nửa cuối năm, nhất là khi Ngân hàng Nhà nước chưa có kế hoạch nới hạn mức tín dụng cho các ngân hàng. Tuy nhiên, việc theo đuổi chiến lược trở thành một tập đoàn tài chính với các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm là một chiến lược đúng đắn và động lực tăng trưởng trong dài hạn cho VPB.