Doanh thu thuần hợp nhất quý III của Tập đoàn đạt 3.585 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó các chỉ tiêu LNTT và LNST tăng trưởng mạnh, tương ứng là 127% và 94% so với quý III năm 2021.
![image.png](file-guid:92270712-8074-4066-9476-58a5b87b36e0 "image.png")
Tăng trưởng cao trong quý III của Tập đoàn tới từ:
* Mảng nông dược và khử trùng (tăng 84% về doanh thu và 52% về LNTT) do có sự đóng góp từ hợp tác chiến lược với Syngenta
* Mảng bánh kẹo (tăng gấp 3 lần doanh thu và đạt lợi nhuận 27 tỷ, trong khi quý 3 2021 lỗ).
* Mảng tôm xuất khẩu (tăng trưởng 11% về doanh thu nhưng \~ 48% về lợi nhận TT) – do hưởng lợi từ các hợp đồng bán giá cao ký kết từ đầu năm 2022.
* Mảng cá tra và nghêu (tăng trưởng hơn 2 lần về doanh thu và gần 13 lần về lợi nhuận trước thuế)
Điểm đáng chú ý trong KQKD quý III là việc biên lợi nhuận gộp hợp nhất đạt mức 18,5%, phục hồi khá mạnh từ mức 13,5% năm 2021. Đây đánh dấu sự hồi phục rõ nét của Tập đoàn trong quý III khi các mảng kinh doanh chính đều đạt lại được biên lợi nhuận gộp cao: giống cây trồng (34%); nông dược (23%); bánh kẹo (27%); cá tra và nước mắm truyền thống (\~20%); bên cạnh đó mảng tôm đạt biên lợi nhuận \~ 12%, mức rất cao trong ngành tôm chế biến xuất khẩu.
![image.png](file-guid:a64aa73c-3cff-4113-8157-cf3e1a1b178d "image.png")
Về cơ cấu doanh thu và lợi nhuận theo lĩnh vực kinh doanh, mảng thủy sản trong quý III đóng góp 52%, mảng nông nghiệp đóng góp khoảng 31%; mảng thực phẩm khoảng 17% doanh thu thuần hợp nhất. Trong khi đó về LNST cho CĐ công ty mẹ, 2 mảng nông nghiệp và thủy sản đóng góp cao nhất với lần lượt là 32 tỷ và 33 tỷ đồng.
Nhìn chung trong quý III.2022, mảng kinh doanh nông nghiệp và thủy sản của PAN giữ được đà tăng trưởng tốt từ quý I và quý II đồng thời ghi nhận sự hồi phục khá rõ nét từ mảng bánh kẹo tại quý III khi tận dụng được nhu cầu tăng cao trong mùa Trung thu.
**Tính chung trong 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần hợp nhất đạt 9.756 tỷ đồng, tăng 52%; LNST cổ đông công ty mẹ đạt 232 tỷ đồng, tăng 91% so với cùng kỳ năm 2021.**
![image.png](file-guid:33ddf5cd-9c2b-4e5c-8523-3f5f8a768831 "image.png")
**NHẬN ĐỊNH:**
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo sản lượng gạo xuất khẩu toàn cầu năm 2023 sẽ giảm từ 55,47 triệu tấn xuống còn 53,61 triệu tấn năm 2022, tương ứng mức giảm 3,4% chủ yếu so sự sụt giảm từ thiếu hụt nguồn cung từ Ấn Độ. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo Thái Lan và Việt Nam sẽ hưởng lợi và gia tăng lượng xuất khẩu trong năm 2022 và 2023.
Hệ sinh thái rộng khắp trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm giúp hoạt động PAN ổn định qua nhiều năm và có khả năng đề kháng với suy thoái kinh tế toàn cầu. Đây là cũng là một lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các doanh nghiệp trong cùng ngành nông nghiệp và thực phẩm.
Tuy nhiên, do lợi nhuận sau thuế bị hao hụt nhiều ở phần Cổ đông thiểu số (tỷ lệ lợi ích tại các công ty con hiệu quả nhất Tập đoàn không thực sự cao), hiệu quả hoạt động của PAN vẫn đang tương đối thấp với mức ROE chỉ quanh 6%. PAN cần thời gian để gia tăng synergy giữa các Công ty trong cùng Tập đoàn và tăng tỷ lệ sở hữu các công ty hiệu quả cao, qua đó cải thiện tốt hơn các chỉ tiêu ROE và định giá của mình.