![image.png](file-guid:2aca567c-d469-4074-8633-05315cde1348 "image.png")
Chiều nay, VND đã tổ chức hội thảo để trả lời các thắc mắc của nhà đầu tư xung quanh thông tin tiêu cực về trái phiếu của Trung Nam và VND. Chủ tịch HĐQT của Trung Nam đã có những trấn an nhà đầu tư về tình hình hoạt động cũng như khả năng trả nợ của công ty. Hiện Trung Nam có tổng cộng 14 nhà máy điện. Nhà máy lên báo chỉ chiếm 1/10 sản lượng của Trung Nam.
Với dự án điện ở Ninh Thuận, nhà nước đã có nghị quyết cho phép huy động 2,000MW đến 30/12/2020 trong đó Trung Nam góp 278MW. Còn lại 172MW chưa có giá nhưng nhà nước vẫn cho huy động về sản lượng. Việc EVN ngừng huy động phần sản lượng này Trung Nam kịch liệt phản đối và gửi văn bản đến tất cả các cơ quan chức năng có thẩm quyền vì Trung Nam đấu thầu cả cụm nhà máy và đường dây. Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 15 có hiệu lực từ 15/11 nên Trung Nam sẽ đàm phán trên tổng mức đầu tư cộng với biên độ ra giá thành và phần còn lại đó sẽ có giá.
Việc Trung Nam tăng vốn rất nhanh thời gian qua do phải chạy đua tiến độ đóng điện để được hưởng giá ưu đãi của Nhà nước. Các dự án của Trung Nam đều có vốn chủ vào trước. Doanh thu điện của Trung Nam 1 năm hơn 8k tỷ đồng, trả lãi 2,8k tỷ đồng không phải vấn đề lớn. Trung Nam không thực hiện trả trái phiếu trước hạn vì phí trước hạn. Chủ tịch cũng chia sẻ thêm một số dự án trọng điểm: đường trên cao Trường Chinh, Golden Hill 100ha không vay ngân hàng… , các dự án điện gió trên biển và đường dây 500kV, cho thuê vp đà nẵng, cầu mỹ thuận 2,… Công ty cũng đang huy động vốn quốc tế gần 1 tỷ USD. Các trái phiếu hiện VCB và MBB nắm giữ đang được đảm bảo bằng tài sản hình thành trong tương lai mà tài sản đang xây dựng rồi. Thanh tra cũng đã vào kiểm tra trái phiếu Trung Nam và không có vấn đề gì.
Chủ tịch VND cũng chia sẻ về vấn đề giá cổ phiếu VND bị ảnh hưởng xấu bởi những tin đồn thất thiệt. Từ khi xảy ra câu chuyện Vạn Thịnh Phát, VND đã thực hiện việc mua lại trái phiếu cho nhà đầu tư nhưng để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của luật thì không được mua quá 30% của vốn chủ sở hữu 16,000 tỷ đồng chứ không phải tình hình thanh khoản của VND có vấn đề. Việc tìm nhà đầu tư mới trong lúc này để bán Vbond cũng không dễ. VND đang tìm cách để nhà đầu tư có thể sử dụng Vbond như sức mua.
Tổng giá trị trái phiếu VND tư vấn phát hành trong 2021 là 77k tỷ đồng trong đó có 23k tỷ đồng là trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Trung Nam chiếm 11k tỷ đồng. VND có phát hành trái phiếu nhưng khối lượng chỉ là 6k tỷ đồng.
VND đang chủ động xử lý khủng hoảng truyền thông và kêu gọi các nhà đầu tư bình tĩnh không nên vì các biến động nhất thời mà bán lại trái phiếu ồ ạt lúc này vì sẽ rất thiệt thòi về giá.
Theo chúng tôi, việc tổ chức một hội thảo để trao đổi thông tin minh bạch với nhà đầu tư như VND đã làm lúc này là đúng hướng để trấn an nhà đầu tư. Trong hoàn cảnh hiện tại các nhà đầu tư vẫn còn tỷ trọng cổ phiếu VND có lẽ không nên hoảng loạn mà bán cổ phiếu này bằng mọi giá vì định giá P/B của VND đã về mức 0.9x, thấp hơn giá trị sổ sách. Còn đối với chiều mua mới thì nhà đầu tư cũng chưa nên giải ngân ngay lúc này vì thị trường còn nhiều rủi ro về vĩ mô.
Phạm Ngọc Anh ·