Ngày 14/06/2022, Tổng Công ty Phát điện 3 - CTCP (PGV - HOSE) tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2022. Chúng tôi đã tham dự và gửi đến một số thông tin đáng chú ý trong đại hội
![image.png](file-guid:5e2b6eba-00fd-47c9-a646-76a396f08e73 "image.png")
**Kế hoạch kinh doanh 2022:**
![image.png](file-guid:d6505965-4baf-4a0c-8d67-1220034b30bb "image.png")
\+) Tổng doanh thu: 45,417 tỷ đ (+20% yoy)
\+) LNTT: 2,218 tỷ đ (-43% yoy), trong đó 1,905 tỷ đ đến từ hoạt động kinh doanh điện, 313 tỷ đ từ hoạt động tài chính và khác. Đây là mức giảm rất lớn so với thực hiện 2021 tuy nhiên công ty thường đặt kế hoạch kinh doanh rất thấp, đây cũng là mức tăng 39% so với kế hoạch năm 2021.
\+) LNST: 1,827 tỷ đ (-42% yoy)
**Kế hoạch đầu tư dài hạn:**
\+) Tiếp tục nắm giữ cổ phần tại CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2 - HOSE) và CTCP thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH - HOSE), thoái vốn tại công ty điện Việt Lào giai đoạn 2022-2025. Điều kiện tiên quyết vẫn là phải quyết toán xong phần vốn nhà nước để có thể thoái vốn.
\+) Đầu tư, góp vốn vào các dự án điện mới với tổng công suất 2,613 MW giai đoạn 2022-2025, trong đó điện gió khoảng 750 MW (PGV đầu tư theo hình thức góp vốn 30%-49%), điện khí 1,500 MW, còn lại là thủy điện nhỏ.
\+) Tiếp tục thúc đẩy lựa chọn chủ đầu tư và triển khai xây dựng phần CSHT dự án TTĐL Long Sơn - Giai đoạn 1. Xúc tiến bổ sung Dự án TTĐL Long Sơn - Giai đoạn 2 vào Quy hoạch phát triển điện lực.
**Phân phối cổ tức năm 2021 và cổ tức dự kiến 2022:** Công ty sẽ chi trả cổ tức bằng tiền 13% cho năm 2021 và dự kiến sẽ không thấp hơn 11% cho năm 2022.
**Rủi ro trong thời gian tới đối với các nhà máy điện của PGV:**
\+) Cả lãi suất và tỷ giá có xu hướng tăng, với việc vay nợ nước ngoài lớn, điều này sẽ tác động đáng kể đến lợi nhuận của PGV. Riêng trong năm 2021, lãi chênh lệch tỷ giá của PGV là \~1,000 tỷ đ/3,900 tỷ đ LNTT.
\+) Sự tham gia lớn của các nhà máy điện tái tạo ảnh hượng mạnh đến kế hoạch phát điện của PGV, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện.
\+) Giá nhiên liệu có xu hướng tăng cao, nhất là giá than (tăng liên tục từ cuối năm 2021 và tiếp tục tăng cao khi chiến tranh Nga - Ukraine xảy ra), ảnh hưởng đến khả năng cấp than và tính cạnh tranh trong chào giá các nhà máy nhiệt điện than. Hiện tại, nhà máy chịu ảnh hưởng lớn nhất là Vĩnh Tân 2 do chỉ 60% sản lượng mua từ hợp đồng dài hạn với TKV và Đông Bắc, 40% còn lại phải đấu thầu. Nhà máy Mông Dương ký hợp đồng 100% sản lượng với TKV và Đông Bắc nên gần như không ảnh hưởng.
\+) Diễn biến thời tiết rất thất thường, mưa lớn xảy ra ngay từ tháng 4/2022, ảnh hưởng đến kế hoạch chào giá nhà máy nhiệt điện, tuy nhiên điều này lại đang có lợi đối với cụm nhà máy thủy điện tại Tây Nguyên của PGV (tổng cộng 586 MW).
**Kế hoạch thoái vốn của EVN:** hiện EVN đang sở hữu trên 99% PGV, sẽ thực hiện thoái trong thời gian tới tuy nhiên phải sau khi thực hiện quyết toán phần vốn nhà nước xong (dự kiến 2022 xong) và vẫn sẽ giữ tỷ lệ chi phối (>51%).
**Nguồn thu từ chênh lệch tỷ giá**: hiện còn phải thu EVN \~1,500 tỷ đ cho 3 năm 2019-2021, tuy nhiên phải sau khi quyết toán phần vốn nhà nước xong thì mới có thể làm các thủ tục thu hồi khoản này.
**Nhận định:** Nhu cầu phụ tải phục hồi trong năm 2022, cùng với đó là giá thị trường ở mức cao trong năm lãi suất và tỷ giá đều có xu hướng tăng thời gian gần đây, doanh thu công ty dự kiến tăng trưởng tốt so với cùng kỳ. Tuy nhiên, với mức nợ vay nước ngoài còn rất lớn, đặc biệt là đồng USD (\~38,000 tỷ đ/45,000 tỷ đ tổng nợ vay), PGV đối mặt rủi ro lớn về suy giảm lợi nhuận. Do đó, chúng tôi khuyến nghị **CHỜ MUA** đối với mã cổ phiếu này.