Với vị thế dẫn đầu trong ngành tài chính tiêu dùng với 50% thị phần, tập trung vào nhóm đối tượng nhu thập thấp và trung bình, cũng không có gì ngạc nhiên khi VPB chịu ảnh hưởng khá nhiều từ dịch bệnh COVID, đặc biệt sau đợt giẫn cách xã hội tại quý 3/2021
Quý 4/2021, VPB ghi nhận TOI và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 11,070 tỷ đồng và 2,429 tỷ đồng, tăng trưởng tương ứng 3.4% và (-16%) so với cùng kỳ năm ngoái.
![image.png](file-guid:23f2329c-5213-4136-996a-3dd50180ed8f "image.png")
Nguyên nhân gây suy giảm lợi nhuận chủ yếu đến từ thu nhập lãi suy giảm do tập khách hàng chính bị ảnh hưởng và chi phí trích lập dự phòng tăng 25% so với quý 4/2020. Nhìn kỹ hơn các chỉ số tài chính, có thể thấy biên lãi thuần đã suy giảm liên tục từ quý 2 đến nay, từ mức 8.8% xuống 7.6%.
![image.png](file-guid:3386988a-6ba5-43b9-a430-ec7d83b6d82f "image.png")
Nợ xấu của VPB cũng liên tục tăng mạnh hàng quý từ mức 3.5% lên 4.5% và xu hướng này có thể chưa dừng lại. Điểm tích cực chúng tôi nhận thấy là sau một thời gian duy trì mức bao phủ nợ xấu ở mức thấp, VPB đang có những động thái cải thiện tỷ lệ bao phủ, khi nâng từ mức 49% lên 61%.
Một điểm khác đáng lưu ý là vốn chủ sở hữu của VPB đã tăng mạnh từ 62,000 tỷ đồng cuối quý 3 lên 86,000 tỷ đồng tại 31/12/2021. Mức tăng này phản ánh việc ghi nhận khoản thu từ giao dịch bán FE Credit cho SMBC. Tại mức giá hiện tại, VPB có P/B 1.8x, thấp hơn khoảng 10% so với các ngân hàng cùng quy mô khác như MBB, TCB, ACB. Mức chiết khấu này phản ánh rủi ro của mô hình kinh doanh của VPB cao hơn so với các ngân hàng khác.
**Như trong các bài phân tích trước của chúng tôi, mặc dù thương vụ bán vốn cho đối tác chiến lược nước ngoài có thể sẽ thực hiện được trong 2022 nhưng nhà đầu tư nên bình tĩnh theo dõi thêm thông tin, mức giá này theo chúng tôi là cũng chưa đủ hấp dẫn và an toàn để đầu tư ở hiện tại.**