Với một ngân hàng có khẩu vị rủi ro cao và tập khách hàng bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh cũng như giãn cách xã hội, không có nghi ngờ gì khi kết quả kinh doanh của VPB quý 3 này giảm sút.\
Tổng thu nhập hoạt động vẫn tăng trưởng nhẹ 7% so với cùng kỳ tuy nhiên chi phí dự phòng tăng mạnh 28% khiến lợi nhuận sau thuế giảm 5% so với quý 3/2021, chỉ đạt mức 2,160 tỷ đồng
![image.png](file-guid:6bb7c4ae-5d15-4783-b869-2907729d55d1 "image.png")
Mặc dù ngân hàng vẫn tích cực hoạt động thu hồi nợ trong quý này tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu tăng lên từ mức 3.5% các quý trước lên đến 4%. Nhìn chung, những kết quả này mặc dù thể hiện sự khó khăn của VPB nhưng mức độ giảm sút thực tế thấp hơn so với kỳ vọng của chúng tôi cũng như thị trường.
Ngoài ra, như đã đề cập trong nhiều bài phân tích trước đó, tâm điểm của VPB trong nửa cuối 2021 và đầu 2022 sẽ là hành trình tăng vốn. Và như trong báo cáo tài chính, có thể thấy ngân hàng chưa hạch toán phần tiền thu được từ thương vụ bán FE trong kỳ này. Theo trao đổi với đại diện ngân hàng, khoản thu này sẽ được ghi nhận trong quý 4 và nâng mức vốn chủ sở hữu của VPB lên khoảng gần 90,000 tỷ đồng.
Ngân hàng cũng đã công bố thông tin hoàn tất toàn bộ thủ tục giao dịch với Sumitomo hôm 27/10 vừa qua. Như vậy, mức định giá hiện tại bao gồm cả khoản thanh toán chờ về trong quý 4 của VPB sẽ ở P/B 1.8x, khá hấp dẫn để đầu trong trung hạn. Giá cổ phiếu hiện vẫn sideway quanh vùng 36 - 38, chúng tôi đánh giá là phù hợp để nhà đầu tư có thể mua tích lũy trong vùng này.