Trong buổi gặp gỡ với nhà đầu tư chiều qua, đại diện VPB đã chia sẻ nhiều thông tin liên quan đến kết quả kinh doanh của ngân hàng cũng như kế hoạch cho nửa cuối năm 2021. Về kết quả kinh doanh của VPB, mình cũng đã có bài cập nhật gần đây ([https://iwealthclub.com.vn/content/perma?id=761454](https://iwealthclub.com.vn/content/perma?id=761454)) nên bài này sẽ chỉ bổ sung một vài điểm và tập trung nhiều hơn vào các kế hoạch trong tương lai
Điểm nhấn của VPB trong 1H là phí dịch vụ và thu nhập từ đầu tư tăng mạnh
![image.png](file-guid:0dc998a7-241d-432a-805e-9a4a6976636b "image.png" =500x)
Các dịch vụ từ thẻ, bảo hiểm đều đang tăng trưởng khá tốt trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành. Ngoài ra, VPB cũng bán ra khoảng 5,000 tỷ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) và ghi nhận lãi hơn 1,600 tỷ. Đây chính là một nguồn dự phòng lợi nhuận cho ngân hàng với hơn 25,000 tỷ còn lại trên sổ sách và ngân hàng cho biết vẫn tự tin sẽ hoàn thành kế hoạch kinh doanh 2021 đã đề ra.
![image.png](file-guid:23c1dad1-fbdd-40b8-9562-2415290314d8 "image.png")![image.png](file-guid:6bd7fe95-545e-49ab-b376-0d75f46bbf97 "image.png")
Về hoạt động tín dụng, tăng trưởng tín dụng ở mức trung bình nhưng NIM tăng tốt nhờ cắt giảm chi phí vốn. Mình dự đoán sau khi có được nguồn thặng dư từ bán FE Credit, chi phí vốn của VPB sẽ giảm hơn nữa tạo điều kiện cho NIM tiếp tục mở rộng.
![image.png](file-guid:15611771-d53f-4717-8245-5c28e6c5bf07 "image.png")![image.png](file-guid:22aac684-2b2a-424b-9e7b-8e6f791c404b "image.png")
VPB cũng nâng khẩu vị rủi ro và hạn chế giải ngân mới đặc biệt là ở các khu vực bị phong tỏa. Tổng dư nợ tái cơ cấu của VPB hiện chỉ chiếm chưa đến 2% danh mục. Và dự kiến trong 6 tháng cuối năm, ngân hàng sẽ trích lập thêm gần 500 tỷ cho nhóm nợ này
![image.png](file-guid:4cbfe1e9-fa86-43e6-ae60-1f46787c5fa7 "image.png")![image.png](file-guid:9578ad0b-c262-4f11-88aa-98d8429c760e "image.png" =300x)
Chi phí hoạt động được kiểm soát chặt trong nửa đầu năm giúp CIR chỉ ở mức 22.3% tuy nhiên mình đánh giá có thể đây là kết quả của việc dời hạch toán một số khoản chi phí sang 2H.2021 và tỷ lệ này cả năm sẽ tăng lên ở mức 27 – 28%.
Với những bước chuẩn bị như vậy, mình vẫn giữ nguyên dự phóng tăng trưởng cả năm của VPB với lợi nhuận sau thuế ước đạt hơn 14,000 tỷ đồng, tăng 35% so với 2020
![image.png](file-guid:476d70e0-689e-4b71-bb6f-66550e0f6106 "image.png")
Câu chuyện được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhất chính là kế hoạch tăng vốn của ngân hàng. Trong đó, nguồn vốn được tăng sẽ đến từ 3 nguồn chính:
1\. Ghi nhận thương vụ bán FE Credit 30k tỷ dự kiến hoàn thành trong quý 3/2021
2\. Chia cổ tức 80% và phát hành ESOP
3\. Phát hành thêm khoảng 15% cho đối tác chiến lược nước ngoài. Ngân hàng đã khóa tỷ lệ sở hữu nước ngoài về 15% và tỷ lệ sở hữu nước ngoài hiện tại khoảng 19% nên sẽ cần thời gian để một số NĐT nước ngoài tiếp tục bán bớt cp ra trong thời gian tới.
Về thời gian dự kiến, hầu hết sẽ được hoàn thành trong 2021 tuy nhiên việc bán vốn NH chưa cho biết lịch trình cụ thể nhưng mình dự đoán có thể xong trong đầu năm 2022 và tin tức có thể được đưa ra trong quý 4/2021 tương tự như lộ trình với FE Credit.
![image.png](file-guid:ac1c8e05-3bcb-447f-b568-849dac73adfd "image.png" =300x)
Sau khi hoàn thành kế hoạch tăng vốn, dự kiến VPB sẽ có vốn điều lệ khoảng 75,000 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu hơn 90,000 tỷ đồng, trở thành ngân hàng có quy mô vốn lớn nhất ngành. Đến 2022, mình đoán TCB và VPB sẽ là 2 ngân hàng có bộ đệm vốn dày nhất hệ thống, tạo điều kiện rất lớn để tăng trưởng các hoạt động kinh doanh.
Về diễn biến giá, sau 1 tháng điều chỉnh mạnh từ 73 về đến 56, giá VPB đang bật lại khi chạm đường MA100. Cùng với đó, chỉ số RSI cũng đã bật lại sau khi vào vùng quá bán 30. Mình đánh giá đây là điểm mua đẹp cho VPB để nắm giữ trong trung hạn đến cuối năm 2021 và đầu năm 2020. Mọi người có thể cân nhắc giải ngân phiên hôm nay.
![image.png](file-guid:f79ae2d0-ae4b-40fb-9135-b31283c37b15 "image.png")