![image.png](file-guid:f23130a5-85e4-47b8-84b4-9b675124f48c "image.png")
Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) vừa tổ chức thành công ĐHCĐ thường niên năm 2022 với các điểm nhấn sau:
1. Thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022:
[ff2b590c-4de2-4fc2-bf65-b5a683f17224.png](file-guid:ff2b590c-4de2-4fc2-bf65-b5a683f17224 "ff2b590c-4de2-4fc2-bf65-b5a683f17224.png")[Invalid file]
*Nguồn: VPB*
2. Thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa từ 17.5% xuống mức 17.38%
3. Phát hành cổ phiếu ESOP từ nguồn cổ phiếu quỹ với tỷ lệ 0.675% (30,000,000 cổ phiếu)
4. Tăng vốn đợt 1: chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 50%, dự kiến sẽ thực hiện trong quý 2 hoặc quý 3
5. Tăng vốn đợt 2: chào bán, phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài (dự kiến 01) tối đa 15% vốn điều lệ, nâng tổng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại VPB lên tối đa 30% vốn điều lệ, dự kiến sẽ hoàn thành trong quý 3
ESOP để khuyến khích cán bộ nhân viên phát triển tốt hơn với tỷ lệ nhỏ và lấy từ nguồn cổ phiếu quỹ không ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông hiện hữu.
Theo chia sẻ từ ban lãnh đạo, VPB đang có kế hoạch mua lại Công ty bảo hiểm OPES dự kiến ít nhất 90% cổ phần. Trước đó, VPB cũng đã bỏ ra 20,000 tỷ để mua lại công ty chứng khoán ASC – VPBank Securities.
Về vấn đề mua Công ty Bảo hiểm OPES, ban lãnh đạo khẳng định sẽ không đem lại mâu thuẫn gì với Bảo hiểm AIA do đặc thù khác nhau – AIA là bảo hiểm nhân thọ trong khi OPES là bảo hiểm phi nhân thọ. Ngoài ra, VPB quyết định để OPES trở thành công ty con thay vì hợp tác phát triển. OPES có định hướng sản phẩm digital, nếu chỉ hợp tác khiến việc cung cấp thông tin không có được sự chặt chẽ như khi làm cùng một hệ thống, ngoài ra VPB muốn cùng OPES xây dựng sản phẩm, sử dụng nguồn tài nguyên của nhau để phân phối sản phẩm bảo hiểm.
VPB chưa có kế hoạch IPO 2 công ty con là ASC và OPES sau khi mua lại do định hướng trở thành mô hình tập đoàn tài chính, trong những năm đầu công ty con cần làm tốt, bổ trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty mẹ.
Chủ trương Nhà nước về thắt chặt cho vay bất động sản, VPB nhận định bất động sản là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, không thể vì một số doanh nghiệp xấu mà làm ảnh hưởng đến những doanh nghiệp tốt khác. Tổng dự án bất động sản chiếm chưa đến 10% dư nợ cho vay của VPB, tuy nhiên chiếm đến 40% là cho cá nhân vay mua bất động sản. Với sự phục hồi của năm 2022, bất động sản có biến động ít ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của VPB, nếu có ảnh hưởng thì sẽ có ngành khác bù đắp vào. Dư nợ TPDN của VPB tuy cao nhưng tất cả các khoản TPDN này đều được VPB coi là khoản tín dụng trung – dài hạn, tất cả đều có TSĐB, hiện nay VPB chưa có nợ xấu cho các khoản trái phiếu doanh nghiệp.
Về lợi nhuận dự kiến năm 2022, con số tăng trưởng LNST lên đến 106.5% dựa trên những cơ sở tích cực. VPB có 6 khối kinh doanh, tất cả đều đang mang lại lợi nhuận tốt. Dự kiến năm 2022, nền kinh tế phục hồi sẽ giúp FE Credit đem lại khoản lợi nhuận khủng \~ 5,000 tỷ. Nếu được UBCK cho phép sẽ nâng vốn điều lệ của ASC lên đến 20,000 tỷ - động lực đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. VPB cũng đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao, tiếp tục đẩy mạnh thu nhập ngoài lãi qua phí và dịch vụ.
Biến động của thị trường không tốt khiến cổ phiếu VPB sụt giảm giá trị, ban lãnh đạo cho biết nền tảng vốn của VPB rất an toàn, tuy nhiên nếu có vốn tốt sẽ xem xét mua lại cổ phiếu quỹ.