Phiên cuối tuần vừa qua, VPB có phiên giao dịch bùng nổ với khối lượng cả khớp lệnh và thỏa thuận lên đến 64 triệu cổ phiếu. Trong đó, khối ngoại giao dịch khoảng 27 triệu cổ phiếu. Nguyên nhân chính của sự bùng nổ này là việc mở lại room nước ngoài từ 15% lên 17.5% chính thức có hiệu lực.
![image.png](file-guid:3391f66f-2a8f-49fb-ad8b-de05a9bab3c2 "image.png")
Việc khối ngoại đua nhau mua hết toàn bộ room nước ngoài được nới ra trong phiên thứ 6 cho thấy cổ phiếu ngân hàng này vẫn rất hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư, trái ngược với diễn biến bán ròng rã trong 6 tháng qua khi VPB giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ 22.5% xuống 15%.
![image.png](file-guid:ffa47adc-7f9b-4d95-8c9c-3c8bcf0d5feb "image.png")
Cùng với đó, ngân hàng cũng chia sẻ thêm về kế hoạch kinh doanh khi đánh giá tín dụng của ngân hàng mẹ 2022 sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng tích cực đồng thời lợi nhuận của FE Credit có thể hồi phục về mức 5,000 – 6,000 tỷ đồng
Mặc dù nhìn thấy những tiềm năng phục hồi tích cực của VPB trong năm tới nhưng chúng tôi vẫn có cái nhìn thận trọng liên quan đến áp lực chi phí trích lập dự phòng khi các khoản nợ xấu đang dần lộ diện trên BCTC và thông tư 03 liên quan đến cơ cấu nợ sẽ hết hiệu lực vào tháng 6 tới đây. Sẽ cần thêm thông tin đặc biệt từ báo cáo tài chính quý 1 để đánh giá triển vọng cũng như rủi ro của VPB
Nhà đầu tư cũng chưa cần phải nóng lòng giải ngân ngay khi giá cổ phiếu đang vận động ở vùng kháng cự 38 – 39 và trên nữa là đỉnh lịch sử 40. Cả 2 yếu tố về FA lẫn TA đều chưa hoàn toàn hỗ trợ cho điểm mua tại khu vực này.
**Do đó chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư quan sát chờ đợi thêm các thông tin về ngân hàng cũng như vận động của giá cổ phiếu để có điểm giải ngân tốt hơn.**