Nghị quyết ngân hàng mới công bố gần đây đã thông qua việc hủy phương án chào bán 3% cổ phiếu và không thông qua kế hoạch phát hành quyền mua cổ phiếu mới.
![image.png](file-guid:eb76299c-7a6a-42c3-b2c8-aa3d4ccc943b "image.png")
Theo đánh giá của chúng tôi, tin này mang đến sự tích cực nhiều hơn cho các ngân hàng cũng như các cổ đông VIB. Điểm thiệt hại duy nhất của kết quả này là ngân hàng tạm thời sẽ chưa gia tăng hệ số CAR của mình ngay được. Với mức CAR hiện tại khoảng 10 - 11x, ngân hàng vẫn đủ để tăng trưởng trong 1 năm tới, chỉ là chưa được cao như các ngân hàng khác thôi.
Thực tế, VIB năm nay dự kiến có thể được hạn mức tín dụng lên đến 19%, chỉ kém MSB, TPB, TCB và MBB. Ngoài ra, VIB hiện vẫn đang là ngân hàng có ROE cao nhất ngành, hết quý 3 đạt 28% do đó việc chưa tăng vốn sẽ giúp VIB có thể tiếp tục duy trì vị thế này trong thời gian tới.
**Góc nhìn về cổ phiếu VIB, chúng tôi đánh giá cổ phiếu này không quá hấp dẫn để đầu tư** bởi những yếu tố sau:
1. Mô hình kinh doanh tăng trưởng nhanh nhờ tập trung phân khúc bán lẻ và cho vay mua ô tô, được hưởng lợi nhờ xu hướng tăng mua ô tô của Việt Nam. Tuy nhiên khi có diễn biến bất lợi như dịch COVID, thì lại phát sinh nhiều rủi ro. Bằng chứng là sau 1 thời gian giảm được nợ xấu từ 2% về 1.7% thì đến quý 3 nợ xấu lại quay lại mức 2.1%.
2. Cách quản lý rủi ro của VIB cũng chưa chặt chẽ khi mức dự phòng/nợ xấu thường xuyên chỉ quanh mức 50 - 60%. Chính việc giữ mức trích lập dự phòng ít cũng góp phần giúp lợi nhuận của ngân hàng tăng trưởng nhanh ***ng qua các quý. Từ đó, làm giảm chất lượng của tăng trưởng lợi nhuận
3. Định giá cổ phiếu hiện tại ở mức P/B 2.9x. Quá cao do một ngân hàng tầm trung, tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng không cao và còn nhiều rủi ro như VIB. Mức tăng trưởng hay ROE của VIB cao nhưng sẽ là khập khiễng nếu nhìn sang những ông lớn như TCB, ACB, MBB … những ngân hàng duy trì một chất lượng tài sản tốt cùng với quy mô lớn và tập khách hàng đa dạng. Và các ngân hàng này chỉ có P/B đâu đó quanh 2x