Quý 4/2021, doanh thu thuần VEA đạt 1.182 tỷ đồng, tăng 18,3% so với quý 4/2020. Chi phí vốn quý 4 vừa qua hơn 958 tỷ đồng, dẫn tới lợi nhuận gộp đạt 223 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2020 chi phí vốn còn cao hơn cả doanh thu, khiến VEAM lỗ gộp gần 99 tỷ đồng.
Phần quan trọng nhất trong nguồn thu của VEA, lãi từ các công ty liên doanh liên kết (Honda Việt Nam, như Toyota Việt Nam, Ford Việt Nam,..) mang về khoản lãi hơn 1.700 tỷ đồng trong quý 4/2021, giảm nhẹ 100 tỷ so với cùng kỳ.
Kết quả quý 4/2021 VEAM báo lãi trước thuế 1.920 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8,5% lên 1.888 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 1.878 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2021 doanh thu đạt 4.019 tỷ đồng, tăng trưởng 9,6% so với năm 2020. Các công ty liên doanh liên kết mang về khoản lãi hơn 5.100 tỷ đồng cả năm, đi ngang so với năm trước đó. Lợi nhuận sau thuế tăng 3,6% lên 5.794 tỷ đồng. EPS đạt 4.321 đồng.
![image.png](file-guid:5be924a5-6eb8-4600-9758-1b21a9438454 "image.png")
Như vậy, 2 năm khó khăn với ngành ô tô (2020-2021) đã kết thúc, đặc biệt ảnh hưởng mạnh thị trường nội địa. Chúng tôi kỳ vọng rằng ngành ô tô sẽ hồi phục mạnh trong năm 2022, với chiến lược phủ nhanh, mạnh vaccine của Chính phủ và các biến thể Covid mới có khả năng sẽ ít gây rủi ro tới sức khỏe hơn, qua đó việc giãn cách xã hội ít nghiêm trọng hơn năm 2021. Nhu cầu ô tô năm 2022 được kỳ vọng tăng 12-16%/năm, bên cạnh đó là ảnh hưởng ngắn hạn của Thông tư 103 giảm 50% phí trước bạ. Do đó, VEA là cố phiếu hấp dẫn đáng để theo dõi, với tỷ lệ cổ tức cao, tiền mặt lớn (BCTC ghi nhận đến 31/12/2021 VEAM còn tới 11.800 tỷ đồng gửi ngân hàng), P/E khá hấp dẫn <10.x.