Thị trường chứng khoán được ví như phong vũ biểu phản ánh tình hình kinh tế tại từng quốc gia. Do đó tại từng nước, biến động của các chỉ số chứng khoán phụ thuộc phần lớn vào tình hình kinh tế & xã hội tại chính quốc gia đó. Tuy nhiên có những sự kiện mang tính ảnh hưởng toàn cầu (ví dụ: chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia, dịch bệnh…) tác động đến rất nhiều thị trường chứng khoán của nhiều quốc gia trên thế giới. Thời gian gần đây, có một thực tế là rất nhiều nhà đầu tư có tham chiếu đến những phiên giao dịch của các thị trường lớn như Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…để đánh giá về diễn biến của VNindex trong phiên tới.
[Ở nghiên cứu trước](https://iwealthclub.com.vn/s/tcbs-analysis/?contentId=1092203) chỉ ra rằng mối tương quan giữa thị trường Việt Nam và thị trường Mỹ không quá chặt trong một khoảng thời gian dài.
Ở phạm vi bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ đánh giá mối tương quan giữa thị trường cổ phiếu của Việt Nam (thông qua chỉ số VnIndex) và thị trường Mỹ (thông qua chỉ số công nghiệp Dow Jones) qua từng giai đoạn ngắn (3-5 tháng) trong những nhịp tăng mạnh, giảm mạnh (\~20%) và đi ngang của thị trường Việt Nam để trả lời cho nhà đầu tư câu hỏi liệu thực sự thị trường chứng khoán Mỹ có tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong những giai đoạn ngắn hơn?
Các giai đoạn được lựa chọn như sau:
![image.png](file-guid:9b79319b-2644-4d8b-885c-85fd7e1548aa "image.png")
\
![image.png](file-guid:6f4cad99-4778-4d6c-972b-630ba3fade33 "image.png")![image.png](file-guid:ff89ceb9-5128-40a1-927f-1b6672352c1a "image.png")![image.png](file-guid:10589f0e-ac4a-43a1-bfcb-85e9d32e64c9 "image.png")
**Một số nhận xét có thể rút ra như sau:**\
\- Thị trường Mỹ và thị trường Việt Nam có mối tương quan không chặt trong điều kiện thị trường đi ngang,\
hệ số tương quan R2 (\*) luôn dưới 20%\
\- Thị trường Mỹ và thị trường Việt Nam có tương quan khá chặt trong những nhịp tăng giảm mạnh (hệ số\
tương quan R2 trên 50%), tuy nhiên trong những nhịp giảm mạnh, mối tương quan này có thể cùng chiều\
(như G4, G5) thị trường Mỹ và Việt Nam đều giảm mạnh hoặc ngược chiều (G1) thị trường Mỹ tăng nhưng\
thị trường Việt Nam lại giảm mạnh.\
\- Trong những nhịp tăng mạnh, mối tương quan giữa thị trường Mỹ và thị trường Việt Nam là rõ ràng nhất\
thể hiện ở hệ số tương quan R2 trên 50% và đường quan hệ tuyến tính dốc lên, thị trường Mỹ và Việt Nam\
đều tăng mạnh.\
(\*) Hệ số tương quan R2 thể hiện mối quan hệ giữa 2 đại lượng nghiên cứu, hệ số tương quan càng cao\
(trên 50%) thể hiện 2 đại lượng nghiên cứu có quan hệ mật thiết với nhau, ngược lại, hệ số tương quan\
thấp (dưới 20%) thể hiện 2 đại lượng nghiên cứu không có ảnh hưởng đến nhau. Hệ số này được chúng\
tôi tính toán dựa trên công cụ Python.
**Kết luận:** Từ những nhận xét trên có thể cho thấy việc theo dõi diễn biến các thị trường lớn (đặc biệt là thị\
trường Mỹ) chỉ nên mang yếu tố tham khảo cho các nhà đầu tư, đừng nên vì những biến động lớn của thị\
trường Mỹ mà nhà đầu tư nhanh chóng đưa ra các quyết định mua bán cổ phiếu tại trường Việt Nam ở phiên\
tiếp theo (đặc biệt trong giai đoạn thị trường giảm hoặc đi ngang). Ví dụ như phiên 14/9/2022 khi chỉ số Dow\
Jones trước đó giảm \~4% trước thông tin lạm phát ở Mỹ cao hơn dự kiến, đã có không ít nhà đầu tư ở thị\
trường Việt Nam đưa ra quyết định bán tháo cổ phiếu ở đầu phiên sáng, tuy nhiên kết phiên VnIndex chỉ giảm\
\~7 điểm (tương đương 0,6%).
Đặng Hữu Long ·