Vừa qua, VTP đã công bố báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với 1 số thông tin đáng chú ý như sau:
* Doanh thu tăng trưởng 52%, tuy nhiên phần lớn việc tăng trưởng đến từ doanh thu bán hàng hóa từ chuỗi cửa hàng Viettel, nếu bóc tách phần doanh thu bán hàng hóa, mảng lõi doanh thu cung cấp dịch vụ tăng trưởng 12%
* Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 7.5%.
![image.png](file-guid:8534797c-4bda-4d6d-b3c6-23fa088514b6 "image.png")
***Nguồn: BCTC Q2 VTP***
Dựa trên biểu đồ ta có thể thấy thực ra mảng hàng hóa của VTP có lợi nhuận rất mỏng, gần như không đóng góp được gì cho lợi nhuận chung của cả công ty (biên LNG\~0.3%) mặc dù chiếm tới 65% tỷ trọng doanh thu của cả công ty. Như chúng tôi đã chia sẻ từ những bài viết cập nhật từ doanh nghiệp trước về VTP, thực sự công ty vẫn đang tìm cách để có thể cải thiện được biên lợi nhuận từ việc bán hàng hóa này.
Mảng được kỳ vọng sẽ đem lại tăng trưởng cho công ty là Dịch vụ logistics,như chúng tôi chia sẻ ở những đánh giá trước đây, thực ra logistics ở Việt Nam là một ngành rất cạnh tranh, đặc biệt với những công ty lớn như VTP, dẫn đến biên lợi nhuận của mảng này rất mỏng (\~10%) Ban lãnh đạo của công ty cũng đã và đang tìm những hướng đi thông qua việc sử dụng công nghệ để qua đó tiết giảm chi phí cải thiện biên lợi nhuận. Việc đưa vào vận hành trung tâm logistic tự động đầu tháng 1 cũng là một trong những bước hiện thực hóa mục tiêu này.
Tuy nhiên khi nhìn vào báo cáo Q2 của doanh nghiệp, chúng ta chưa thấy được rõ sự ảnh hưởng của việc đưa vào vận hàng trung tâm này lên con số tài chính, khi biên lợi nhuận gộp ở mảng dịch vụ vẫn duy trì ở mức 9-10%. Việc tăng trưởng lợi nhuận chủ yếu đến từ tăng trưởng nhẹ doanh thu ở mảng dịch vụ
**Nhận định:** Chúng tôi vẫn giữ vững quan điểm về VTP xuyên suốt từ đầu năm là CHỜ MUA, chúng tôi nghĩ đây là một cổ phiếu lớn nên theo dõi tuy nhiên chúng ta sẽ chỉ giải ngân khi nhìn thấy các tín hiệu khả quan từ mô hình kinh doanh của công ty.