**Thành quả từ chiến lược đúng đắn và quản trị rủi ro chặt chẽ**
Quý 3/2021, TCB ghi nhận tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 8,779 tỷ đồng và 5,562 tỷ đồng, tăng trưởng tương ứng 16% và 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

**Phân tích chi tiết báo cáo tài chính TCB có thể thấy một vài điều thú vị như sau:**
\+) Thu nhập lãi thuần và thu nhập dịch vụ vẫn tăng trưởng tốt trong quý 3. NIM vẫn được giữ ở mức cao 5.7%. Với hầu hết hoạt động, dịch vụ được thực hiện qua phương thức online có thể thấy hoạt động kinh doanh của TCB không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi giãn cách xã hội
\+) Thu nhập khác mà chủ yếu là hoạt động thu hồi các khoản nợ đã trích lập dự phòng là hoạt động duy nhất bị ảnh hưởng khi giảm 81% so với cùng kỳ năm ngoái
\-> 2 yếu tố này kết hợp khiến TOI chỉ tăng trưởng 16%
**Điểm nhấn của tăng trưởng quý 3 nằm ở yếu tố chi phí:**
\+) Chi phí kinh doanh (OPEX) chỉ tăng 2% cho thấy khả năng vận hành chất lượng của hệ thống TCB và sự đúng đắn khi ngân hàng dồn lực đầu tư cho chuyển đổi số từ giai đoạn trước
\+) Chi phí dự phòng giảm 43%. Như chúng tôi đã phân tích ở các bài trước, việc một số ngân hàng ghi nhận mức trích lập dự phòng/nợ xấu cao trong quý 2 sẽ giúp giảm áp lực trích lập trong quý 3 và TCB có lẽ là một trong những ngân hàng làm điều này tốt nhất.
**Về chất lượng danh mục cho vay:**
\+) Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0.4% lên 0.6%. Việc tỷ lệ nợ xấu tăng ,chúng tôi đánh giá là hệ quả tất yếu sau một quý 3 mà phần lớn thời gian toàn xã hội phải giãn cách, chắc chắn khả năng trả nợ của một số khách hàng sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, mức 0.6% vẫn là một mức nợ xấu rất thấp nếu so với các ngân hàng khác.
\+) Tỷ lệ dự phòng/nợ xấu giảm từ 258% cuối quý 2 xuống 184%. Tuy chưa có hết bức tranh ngành ngân hàng quý 3 nhưng chúng tôi đánh giá đây vẫn là một trong những mức cao nhất hệ thống
**Tổng kết lại: bức tranh quý 3 của TCB cho thấy chất lượng vượt trội của ngân hàng từ cơ cấu vốn, danh mục cho vay và khả năng chuyển đổi số, thích ứng với hoàn cảnh, từ đó mang lại những kết quả tích cực!**