Doanh thu quý 4/2021 có sự cải thiện đáng kể so với 3 quý đầu năm 2021 nhờ dịch bệnh dần được kiểm soát và các dự án xây dựng kỹ thuật dần được triển khai trở lại nhưng vẫn giảm 10.5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy, việc công ty kiểm soát tốt chi phí dịch vụ giúp lợi nhuận gộp đạt 254 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 158 tỷ đồng.
![image.png](file-guid:0e29318e-2458-4bec-bd7a-7977793e0011 "image.png")
Về trạng thái tài chính, chúng tôi thấy PVS vẫn duy trì trạng thái tài chính lành mạnh với tỷ lệ đòn bẩy thấp (0.1x) và các chỉ số thanh toán đều ở mức cao, gần 2x. Tuy nhiên, vấn đề chúng tôi chưa đánh giá cao đối với PVS là khả năng tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh của công ty.
Với đặc thù về hoạt động xây dựng các công trình thượng nguồn ngành dầu khí, doanh thu và lợi nhuận PVS luôn có độ trễ với diễn biến giá dầu do đó, để mức giá dầu tích cực hiện tại tạo ra ảnh hưởng tích cực lên PVS sẽ cần khoảng 1 - 2 năm nữa. Ngoài ra, trong thời gian đó, rủi ro liên quan đến tiến độ thực hiện các dự án dầu khí mới của Việt Nam cũng rất khó đánh giá.
Ở mức giá hiện tại, cổ phiếu PVS đang ở tiệm cận mức đỉnh lịch sử, P/E 21.9x và bối cảnh kinh doanh thì thật khó có thể bằng được giai đoạn hoàng kim 2014 - 2015. Do đó, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư không nên giải ngân ở vùng giá này mà nên tiếp tục quan sát và chỉ giải ngân khi cổ phiếu có những nhịp điều chỉnh sâu thật sự hấp dẫn.
![image.png](file-guid:acd1a1a9-a901-4bff-b1a1-ecb728c4eeac "image.png")
Khuyến nghị này của chúng tôi tập trung vào nền tảng cơ bản của doanh nghiệp và sẽ không phù hợp với các nhà đầu tư lướt sóng coi việc mua cổ phiếu PVS là công cụ thay thế để giao dịch theo diễn biến giá dầu thế giới.