Việc gỡ bỏ giãn cách xã hội đồng thời mở lại các đường bay trong nước trong quý 4 giúp doanh thu PLX đạt gần 50,000 tỷ đồng, tăng mạnh 57.9% so với cùng kỳ năm ngoái và quay trở lại mức bình thường của giai đoạn 2018 - 2019. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ chỉ khiêm tốn ở mức 595 tỷ đồng, giảm 36.3% so với cùng kỳ và kém khá xa mức lợi nhuận bình thường của công ty khoảng 1,000 tỷ/quý.
![image.png](file-guid:84fc4cca-6fdf-4a60-a802-d5f5879e7376 "image.png")
Nguyên nhân của sự giảm sút này công ty cho biết chủ yếu do việc giá dầu thế giới biến động mạnh trong quý 4 nhưng giá xăng dầu trong nước lại điều chỉnh theo chu kỳ 10 ngày làm ảnh hưởng đến biên lợi nhuận.
Thực ra, chúng tôi đánh giá khi dịch bệnh kết thúc và kinh tế hoạt động trở lại bình thường, PLX sẽ trở về với quỹ đạo hoạt động ổn định như trước đây Tuy nhiên với một lĩnh vực có nhiều ảnh hưởng đến lạm phát và kinh tế vĩ mô như xăng dầu, đồng thời PLX cũng chịu nhiều sự chi phối của Nhà nước khi SCIC nắm 75%, hoạt động kinh doanh của công ty sẽ thiên về sự ổn định thay vì tăng trưởng qua các năm
Với định giá ở mức P/E 26.4x và P/B 3.0x, tiềm năng tăng trưởng ở mức thấp, PLX nhìn chung không hấp dẫn để đầu tư. Câu chuyện thị trường quan tâm hơn đối với PLX nằm ở kế hoạch thoái vốn khỏi các công ty con như PTI, PGB nhưng theo thông tin chúng tôi hiện có thì các thương vụ này chưa có nhiều tiến triển.
**Do vậy, khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục theo dõi để cập nhật các tin tức mới, chưa nên giải ngân PLX ở thời điểm hiện tại**