Liên quan tới tiêu chuẩn Basel II, cho đến nay đã có 18 ngân hàng được công nhận áp dụng chuẩn an toàn vốn theo Basel II gồm MB, Techcombank, ACB, VIB, MSB, HDBank , OCB, VPBank, TPBank, VietBank, VietCapitalBank, LienVietPostBank, Standard Chartered Việt Nam, ShinhanBank, NamABank, SeABank, BIDV và Vietcombank.
Ngoài ra, 9 ngân hàng công bố đã đáp ứng cả 3 trụ cột của Basel II gồm: VIB, Vietcombank, SeABank, VPBank, TPBank, MSB, VietCapitalBank, HDBank
![image.png](file-guid:a1c6647d-937d-45af-9d17-28c717c9a5d9 "image.png")
Với chuẩn Basel III, HDBank hiện đang tập trung để triển khai tiêu chuẩn Basel III; theo đó, HDBank đã áp dụng 2 chỉ số LCR (Liquidity Coverage Ratio) và NSFR (Net Stable Fund Ratio) của Basel III
Ngoài HDB thì hiện nay một số ngân hàng cũng đang triển khai Basel III như: VIB đang hoàn thiện nghiên cứu phương pháp tính toán NSFR(tỷ lệ nguồn vốn ổn định ròng); MSB cũng tuyên bố sẽ bắt đầu triển khai đo lường và quản trị rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường theo chuẩn mực Basel III trong năm 2021.
**Basel III - Chuẩn quản trị mới**
Basel III là khuôn khổ quản trị rủi ro với những tiêu chí chặt chẽ hơn, được Ủy ban Giám sát Ngân hàng Basel (BCBS) công bố năm 2010.
Mục tiêu của chuẩn mới là đối phó với khủng hoảng tài chính, nâng cao tính bền vững của hệ thống ngân hàng, góp phần ngăn ngừa những tổn thất hệ thống có thể xảy ra trong tương lai.
Các tiêu chuẩn này dựa trên hai mục tiêu độc lập. Cụ thể, tỉ lệ dự trữ thanh khoản (LCR) cải thiện khả năng phục hồi trong ngắn hạn thông qua việc yêu cầu các ngân hàng duy trì đủ lượng tài sản có tính thanh khoản cao để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong vòng 30 ngày.
Trong khi đó, NSFR được tính bằng tỉ số giữa nguồn vốn ổn định thực có và nguồn vốn ổn định cần thiết, được phát triển dựa trên yêu cầu về cấu trúc ngày đáo hạn các loại tài sản và nghĩa vụ nợ, khuyến khích các ngân hàng hoạt động dựa trên nguồn vốn ổn định lâu dài nhằm giảm thiểu rủi ro thiếu hụt vốn trong tương lai, duy trì ổn định tài chính và bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền.
Khác với tỉ lệ của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn (SMLR), chỉ số NSFR Basel III không chỉ đơn thuần dựa trên yếu tố định lượng là kỳ hạn còn lại, mà còn xem xét tới các yếu tố hành vi, nguồn gốc, hệ số rủi ro và cấu trúc của tài sản và nợ của một ngân hàng để xác định sức mạnh thanh khoản.
Theo đó, các nguồn huy động từ cá nhân và doanh nghiệp nhỏ có kỳ hạn còn lại dưới 1 năm là nguồn vốn ổn định, áp dụng hệ số từ 90-95%. Đối với nguồn huy động doanh nghiệp, áp dụng hệ số chặt chẽ hơn là 50%.
Nguồn vốn ổn định cần thiết cũng tách riêng các tài sản của ngân hàng theo bản chất để từ đó xác định nhu cầu nguồn vốn ổn định phải đi huy động, nhằm đảm bảo chỉ số NSFR ở mức trên 100% mà vẫn duy trì khả năng sinh lời tốt.