Được thành lập từ năm 2014 và trở thành một phần hệ sinh thái của Masan Group từ cuối năm 2019, Vincommerce ngày càng phát triển, giữ vững vị thế chuỗi bán lẻ hiện đại hàng đầu tại Việt Nam.
![image.png](file-guid:f020dfe6-d0b6-4c2d-a722-861f96edc6bc "image.png")
So sánh với Bách Hóa Xanh (“BHX”) – chuỗi bán lẻ trực thuộc MWG – chúng ta có thể thấy Vincommerce đang dẫn trước BHX về quy mô và hiệu quả.
Doanh thu 2020 của Vincommerce đạt 30,978 tỷ đồng cao gấp 1.46 lần BHX. Đối với ngành bán lẻ, do biên lợi nhuận không cao và chi phí cố định lớn, quy mô doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng thể hiện mức độ thành công của công ty.
* Về mạng lưới cửa hàng, Vincommerce tiếp tục dẫn trước BHX khi có đến 2,334 điểm bán nhiều hơn 567 của hàng. Hơn thế nữa, trong khi mạng lưới của Vincommerce phủ khắp toàn quốc, BHX hiện chủ yếu tập trung ở khu vực miền Nam. Việc có hệ thống cửa hàng rộng hơn không những giúp Vincommerce gia tăng lượng khách hàng mà con giúp công ty nhanh chóng nắm bắt nhu cầu khác nhau của khách hàng ở từng vùng miền.
* Nhờ ra đời sớm hơn 2 năm và thuộc sở hữu của các tập đoàn có năng lực tài chính mạnh như Vin Group và Masan, tốc độ mở rộng chuỗi của Vincommerce cũng cực kỳ ấn tượng. Sau 5 năm kể từ khi thành lập (2014-2019), Vincommerce đã thành lập 2,888 cửa hàng. Trong khi đó, BHX trong cùng thời gian chỉ có hơn 1,719 cửa hàn
* Hiệu quả hoạt động của Vincommerce tiếp tục dẫn trước khi công ty đã có 2 quý liên tiếp có EBITDA dương ở cấp độ công ty. Đây cũng là một trong những dấu mốc quan trọng, thể hiện mô hình kinh doanh đã đi đúng hướng và mang lại hiệu quả.Trong khi đó, BHX hiện chỉ mới có EBITDA dương ở cấp độ cửa hàng, hoạt động của chuỗi chưa đủ bù đắp chi phí quản lý và các chi phí chung.
* Năm 2019, GIC – quỹ đầu tư lớn của Singapore – đã đầu tư 500 triệu USD vào Vincommerce. SK Group – Hàn Quốc – cũng tiếp tục đầu tư 400 triệu USD để mua 16,26% cổ phần của công ty đầu năm 2021. Điều này thể hiện rõ sức hút của Vincommerce. Trong khi đó, BHX hiện tại vẫn chủ yếu hoạt động nhờ vốn của MWG mà chưa có thêm cổ đông ngoại.
Hơn thế nữa, kết quả kinh doanh Q1/2021 tiếp tục cho thấy hiệu quả hoạt động của Vincommerce không ngừng cải thiện.
![image.png](file-guid:37811049-a043-4018-ade7-a2f2dcc33039 "image.png")
Trong Q1/2021, mặc dù doanh thu giảm 17% yoy chỉ đạt 7,242 tỷ đồng do đóng cửa hàng loạt cửa hàng không hiệu quả, biên lợi nhuận gộp của Vincommerce được cải thiện 2% trong khi chi phí vận hành (%SGA/Doanh thu) giảm 4%. Nhờ đó, Vincommerce tiếp tục ghi nhận EBITDA dương 131 tỷ đồng tương đương biên EBITDA 1.8%.
Tiếp tục giữ vững kết quả nêu trên, năm 2021, Vincommerce kỳ vọng sẽ có EBITDA dương trong cả năm giảm đáng kể áp lực chi phí cho tập đoàn MSN.
Trong tương lai, Vincommerce định hướng nhượng quyền nhằm chuyển đổi các cửa hàng truyển thống thành điểm bán lẻ hiện đại. Với chiến lược này, Vincommerce kỳ vọng đến năm 2025 sẽ có hơn 30,000 điểm bán hàng bao gồm 20,000 cửa hàng nhượng quyền. Nhờ đó, Vincommerce sẽ có ảnh hưởng tới các nhà cung cấp địa phương khắp Việt Nam và có biên lợi nhuận tốt hơn.
![image.jpg](file-guid:1067f5f5-7590-4aff-a671-31179ab88f8e "image.jpg")
Như vậy, mặc dù ảnh hưởng của Covid-19, sau hơn 1 năm trở thành công ty con của [MSN](https://tcinvest.tcbs.com.vn/tc-price/tc-analysis?ticker=MSN) , Vincommerce đã chứng minh hiệu quả hoạt động và tiềm năng của mình. Trong tương lai, với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của Vincommerce, [MSN](https://tcinvest.tcbs.com.vn/tc-price/tc-analysis?ticker=MSN) hứa hẹn sẽ tiếp tục củng cố vị thể của mình và phát triển vượt bậc. Do đó, chúng tôi đã khuyến nghị MUA [MSN](https://tcinvest.tcbs.com.vn/tc-price/tc-analysis?ticker=MSN) tại giá 95,000 đồng/cp đầu năm 2021 và hiện tiếp tục giữ khuyến nghị MUA này.
Chi tiết mời các nhà đầu tư tham khảo: [https://static.tcbs.com.vn/oneclick/MSN.pdf](https://static.tcbs.com.vn/oneclick/MSN.pdf)