Một góc nhìn lý giải cho việc sụt giảm mạnh của TTCK trong thời gian qua

Profile picture of Nguyễn Trung Dũng
Phân tích chuyên sâu -

.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua một đợt sụt giảm mạnh. Điều này có thể được lý giải bởi nhiều nguyên nhân: (i) việc VN-Index đang ở vùng đỉnh lịch sử; (ii) khủng hoảng địa chính trị làm nền kinh tế thế giới vốn đã phục hồi yếu ớt lại tiếp tục bị đứt gãy; và (iii) quan trọng hơn cả là sự tăng mạnh của lạm phát và lãi suất.

Bài viết dưới đây nghiên cứu về các giai đoạn điều chỉnh mạnh của lãi suất và biến động của thị trường chứng khoán trong từng giai đoạn. Chúng tôi sẽ cùng quý nhà đầu tư nhìn lại lịch sử các đợt tăng lãi suất mạnh từ 2005 đến nay và biến động của VN-Index trong từng giai đoạn. Trong đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam 10 năm (Vietnam 10 year Government bond yield - GBY) được sử dụng làm biến số nghiên cứu so sánh với VN-Index.

1.      Mối quan hệ của lợi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam 10 năm và chỉ số VN-Index

image.png

Hình 1: Lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm và VN-Index (Nguồn: TCData, Investing.com)

Hình 1 cho thấy lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm trong giai đoạn 2000-2020 đã trải qua 4 đợt tăng giá mạnh (biểu hiện trong hình trên từ (1) đến (4)) và tất cả các lần tăng giá này đều tương ứng với một nhịp điều chỉnh mạnh của thị trường chứng khoán. Cụ thể:

-        (1) Lần thứ nhất diễn ra vào năm 2008 khi lợi suất trái phiếu chính phủ tăng hơn 8% từ 7.7% lên 16.1%, tương ứng Vnindex đã điều chỉnh 67% từ 1110 về 370 điểm

-        (2) Lần thứ nhất diễn ra vào năm 2009 khi lợi suất trái phiếu chính phủ tăng 3% từ 9.2% lên 12.2%, tương ứng Vnindex đã điều chỉnh 44% từ 580 về 320 điểm

-        (3) Lần thứ ba diễn ra vào năm 2018 khi lợi suất trái phiếu chính phủ tăng 1% từ 3.9% lên 4.7%, tương ứng Vnindex đã điều chỉnh 25% từ 1200 về 900 điểm

-        (4) Lần thứ tư diễn ra vào năm 2022 khi lợi suất trái phiếu chính phủ tăng 1% từ 1.7% lên 3.2%, tương ứng Vnindex đã điều chỉnh 18% từ 1520 về 1260 điểm

Sự biến động này gần như diễn ra đồng pha. Tuy nhiên ở trong lần thứ 4, VN-Index đã đi ngang ở vùng đỉnh trong vòng 4 tháng (từ tháng 12/2021- tháng 3/2022) mặc dù lợi suất trái phiếu chính phủ đã tăng mạnh từ đầu năm 2022, đây có thể coi là một dấu hiệu cho một sự sụt giảm nhanh và mạnh hơn sau đó.

Chúng tôi cũng dùng mô hình tương quan để đo lường mối quan hệ của lợi suất trái phiếu chính phủ và VN-Index, kết quả tại Hình 2 cho thấy mức độ tương quan cao với R2= 86%.

Điều này cho thấy 86% biến động của Vnindex có thể giải thích thông qua biến động của lợi suất trái phiếu chính phủ, và biến động này theo hướng ngược chiều.

image.png

Hình 2: Mối quan hệ tương quan giữa VN-Index và lợi suất trái phiếu chính phủ

(Nguồn: TCData, Investing.com)

2.      Bối cảnh lợi suất trái phiếu chính phủ và VN-index hiện tại

-        Đà tăng của lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm đang có xu hướng đi ngang trong giai đoạn đầu tháng 5/2022, cụ thể sau khi đạt mức cao nhất khoảng 3.2% vào ngày 21/4/2022 thì lợi suất trái phiếu chính phủ đã điều chỉnh nhẹ và đi ngang quanh 3% vào đầu tháng 5/2022. Tuy nhiên, lợi suất này có thể tăng thêm trong thời gian tới phụ thuộc vào các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ Việt Nam trước tình hình biến động trên thế giới.

-        Cuối tháng 4/2022 VN-Index vừa trải qua một nhịp điều chỉnh mạnh từ vùng giá 1520 về vùng giá quanh 1350 điểm tương ứng với mức P/E 15 lần, đây là vùng tương đối thấp trong lịch sử trong bối cảnh lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh.

Mặc dù có những lo ngại nhất định về giá cả hàng hóa tăng cao nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn được coi là sẽ chống chịu tốt, khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang hưởng lợi lớn từ việc các mặt hàng xuất khẩu tăng giá mạnh. Cụ thể, cán cân thương mại hàng hóa quý I năm 2022 ước tính xuất siêu 809 triệu USD với rất nhiều doanh nghiệp hưởng lợi trực tiếp từ việc tăng giá hàng hóa như VHC, NKG, DPM..

3.      Từ những nguyên cứu trên kết hợp với bối cảnh hiện tại, chúng ta rút ra một số kết luận sau

-        Lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm có xu hướng biến động ngược chiều với Vn-Index, và Vn-Index thường điều chỉnh mạnh khi lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm tăng.

-        VN-Index đã điều chỉnh mạnh về vùng tương đối thấp tương ứng P/E 15 lần vào cuối tháng 4/2022, bên cạnh đó, lợi suất trái phiếu chính phủ 10 đang có xu hướng đi ngang, đây là một cơ hội tốt để tích lũy dần các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, định giá hấp dẫn và nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai với tỷ trọng hợp lý.


Tin liên quan
Quan điểm nhà đầu tư Phân bổ danh mục Warren Buffet Nợ vay

PHÂN BỔ DANH MỤC ĐẦU TƯ CÂN NHẮC TỶ LÊ NỢ VAY DÀI HẠN

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet từng chia sẻ về việc lựa chọn doanh nghiệp để đầu tư: “Tôi không thích nợ và không thích đầu tư vào những công ty có quá nhiều nợ vay, đặc biệt là nợ vay dài hạn. Với nợ vay dài hạn, việc lãi suất tăng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng lên lợi nhuận của doanh nghiệp và khiến dòng tiền trong tương lai khó dự đoán”. Vậy tại Việt Nam, tình hình vay nợ của doanh nghiệp trong danh mục ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả đầu tư dài hạn?
Phân tích chuyên sâu -
CTCK

Cơ hội đầu tư từ góc nhìn về thanh khoản thị trường

Giai đoạn cuối 2022 đầu 2023, thanh khoản thị trường cổ phiếu có dấu hiệu tăng trở lại. Điều này thể hiện nhà đầu tư phần nào đã tự tin hơn để bắt đầu giải ngân lại vào thị trường. Có nhiều lý do để nhà đầu tư quay lại thị trường ví dụ như khi nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, chính sách tiền tệ được nới lỏng hơn hay khi các nhà đầu tư thấy định giá của thị trường đã hấp dẫn… Trong bài viết này, chúng tôi tập trung vào yếu tố GDP của nền kinh tế.
Phân tích chuyên sâu -

Có nên bắt đáy cổ phiếu FPT?

FPT là công ty được các nhà đầu tư dài hạn đánh giá cao bởi nền tảng cơ bản vững chắc, sức khỏe tài chính lành mạnh, đây chính là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững của công ty trong suốt một thời gian dài. Tuy nhiên ở những phiên thị trường hoảng loạn, cổ phiếu này cũng vẫn chịu chung cảnh bị bán tháo như nhiều cổ phiếu khác. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích có nên mua cổ phiếu này trong những phiên thị trường hoảng loạn?
Phân tích chuyên sâu -
Bùng nổ theo đà

Kiểm định lý thuyết bùng nổ theo đà trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam

Kiểm định lý thuyết bùng nổ theo đà trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam
Phân tích chuyên sâu -

Có nên mua cổ phiếu HDB trong phiên có biến động lớn

HDBank là một trong những mã cổ phiếu bluechip lớn của thị trường với giá trị vốn hóa hiện tại hơn 40,000 tỷ đồng. Cổ phiếu HDB đã trải qua nhiều biến động với các đợt tăng giảm kéo dài và có biên độ lớn, hiện tại cổ phiếu HDB đang được giao dịch ở vùng giá giảm hơn 40% so với đỉnh vào cuối năm 2021.
Phân tích chuyên sâu -
NLG Bất động sản

GIAO DỊCH CỦA CỔ ĐÔNG NỘI BỘ ĐÃ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU NLG?

Các giao dịch đăng ký mua với khối lượng lớn của cổ đông nội bộ có thể là tín hiệu cho sự phục hồi của cổ phiếu trong ngắn hạn – đặc biệt khi cổ phiếu đang trong xu hướng giảm giá.
Phân tích chuyên sâu -

Ngành nào đang hồi phục mạnh nhất và dự kiến sẽ hưởng lợi từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại

Việc Trung Quốc phát đi tín hiệu sẽ tái mở cửa hoàn toàn nền kinh tế trước giữa năm 2023 chắc hẳn là thông tin có tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi lựa chọn thời điểm cũng như nhóm ngành nào sẽ hồi phục mạnh nhất với tin tức này để tìm kiếm các cơ hội đầu tư.
Phân tích chuyên sâu -
VCS

Vicostone (VCS) mua lại 4,8 triệu cổ phiếu quỹ

CTCP Vicostone (mã VCS) vừa công bố nghị quyết HĐQT thông qua nội dung xin ý kiến cổ đông bằng văn bản về phương án mua lại cổ phiếu để giảm vốn điều lệ với tổng số lượng dự kiến 4,8 triệu đơn vị.
Chuyên sâu

Nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng tiền mặt lớn liệu có nên tiếp tục “đứng ngoài thị trường” sau giai đoạn hồi phục vừa qua?

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua một giai đoạn hồi phục ngắn với mức tăng lên tới 20% từ đáy chỉ sau hơn 2 tuần. Trước tình hình này, liệu nhóm NĐT phe “cầm tiền” có nên tiếp tục đứng ngoài thị trường? Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin hỗ trợ nhà đầu tư trong việc đưa ra quyết định của mình.
Phân tích chuyên sâu -
Chứng khoán

Sự phục hồi của cổ phiếu ngành chứng khoán

Từ giữa tháng 11/2022 trở lại đây, thị trường đã có một nhịp phục hồi ấn tượng với mức thanh khoản 15,000 – 20,000 tỷ đồng/phiên, có thể nói gần bằng với khoảng thời gian Q3/2021. Dòng cổ phiếu chứng khoán cũng có những phiên bật tăng ấn tượng. Lý do gì khiến dòng cổ phiếu này nhạy với thị trường đến vậy?
Phân tích chuyên sâu -
Tháng 04, 2025
Chủ nhật Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4
06
07
08
09
Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7
10
11
12
  • Niêm yết và phát hành
  • Cổ đông
  • Cổ tức & Giao dịch
  • Chuyển sàn
  • Mua bán và Sát nhập
  • Khác