Chúng tôi vừa tham gia buổi gặp gỡ nhà đầu tư của ngân hàng MBB, trong đó nội dung chính chủ yếu tập trung vào 3 nội dung:
\+) Tổng kết kết quả kinh doanh 2021
\+) Chia sẻ chiến lược 2022 - 2026
\+) Giải đáp các thắc mắc của nhà đầu tư
**Về tổng kết kết quả kinh doanh, MBB có mức độ tăng trưởng ấn tượng trong 2021 với tín dụng tăng 24%, tổng thu nhập hoạt động tăng 35% và lợi nhuận sau thuế tăng 55% so với cùng kỳ**
![image.png](file-guid:7766085c-1f69-46e7-8aad-5337b8480d4b "image.png")
![image.png](file-guid:a787787a-a8ce-4f07-9843-832f87b1eebe "image.png")
Có thể tóm tắt những điểm nổi bật của MBB gồm:
\+) Tăng trưởng tín dụng cao top đầu ngành
\+) NIM được cải thiện nhờ tăng tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân ở cả ngân hàng mẹ lẫn công ty tài chính tiêu dùng Mcredit.
\+) Chuyển đổi số giúp thu hút hơn 6 triệu khách hàng mới, tăng tỷ lệ CASA giúp chi phí vốn của MBB ít bị tác động bởi các biến động của thị trường
\+) Các công ty con trong tập đoàn đều tăng trưởng tốt đẩy mạnh thu nhập từ dịch vụ của MBB trong đó lớn nhất là thanh toán thẻ, bảo hiểm và dịch vụ chứng khoán
\+) Tỷ lệ nợ xấu trên sổ sách được kiểm soát dưới 1% và bao phủ nợ xấu hơn 260%. Tỷ lệ nợ tái cơ cấu do COVID chiếm 1.6% danh mục nhưng ban lãnh đạo đánh giá khả năng cơ cấu thành công cho khách hàng gần 90% à ngân hàng không bị tác động nhiều khi thông tư 14 hết hạn vào 30/06/2022.
\+) Tập trung vào công nghệ cũng giúp ngân hàng giảm chi phí hoạt động, tăng cường hiệu quả hệ thống. CIR giảm từ 39% xuống 34% và phấn đấu giảm xuống dưới 30% năm 2022
![image.png](file-guid:bade5c90-717d-4b72-963c-c3d1ec356137 "image.png")
**Về chiến lược 2022 – 2026, MBB định hướng trở thành một ngân hàng số, với hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ hấp dẫn khách hàng.**
![image.png](file-guid:563adab9-6982-4e37-8e88-0304299ae689 "image.png")
\+) Bên cạnh việc duy trì lợi thế ở những phân khúc khách hàng đang có lợi thế, MBB sẽ xây dựng mô hình mới tập trung vào phân khúc micro SME với quan điểm coi đây tương đương phân khúc khách hàng cá nhân. Mặc dù xác định sẽ phải giải quyết vấn đề chi phí vận hành và mức độ rủi ro cao, ban lãnh đạo xác định nếu triển khai thành công, đây sẽ là động lực tăng trưởng tốt cho các năm tới
\+) Với nền tảng chiến lược tư vấn bởi McKinsey, MBB sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào hạ tầng công nghệ, phát triển bằng nội lực ngân hàng để làm chủ công nghệ, tăng cường trải nghiệm dịch vụ của khách hàng. Mục tiêu tăng trưởng thu nhập dịch vụ sẽ ở mức trung bình 30 – 40%/năm trong các 4 năm tới
**Trả lời một số câu hỏi của nhà đầu tư:**
\+) MBB tránh hoàn toàn việc tài trợ vốn, giao dịch với các chủ thể, đối tác thuộc phạm vi tác động của các lệnh cấm vận, trừng phạt thương mại. Ngân hàng không chịu tác động từ căng thẳng Nga- Ukraine.
\+) Kế hoạch kinh doanh năm nay sẽ thách thức do nhiều yếu tố biến động khó lường, tuy nhiên ban lãnh đạo vẫn tự tin vào khả năng thực thi chiến lược. Hạn mức tăng trưởng được giao hiện ở mức 15%, kịch bản kinh doanh của MBB đang xây dựng trên cơ sở tăng trưởng tín dụng 20% và ban lãnh đạo kỳ vọng có thể được cơ chế hỗ trợ từ NHNN khi tham gia tái cơ cấu ngân hàng 0 đồng. Chi tiết về thương vụ tái cơ cấu sẽ được chia sẻ trong đại hội cổ đông
\+) Tiếp tục chi trả cổ tức bằng cổ phiếu 10 – 15%
\+) MBB không có kế hoạch thoái vốn tại MIC và MBS mà tìm kiếm đối tác chiến lược vào để cùng hợp tác phát triển nhưng vẫn sẽ giữ tỷ lệ sở hữu chi phối
\+) Lợi nhuận trước thuế quý 1 ước tính 5,500 tỷ, tăng 20% so với Q1/2021.
**Tổng kết lại, chúng tôi nhận thấy tín hiệu tích cực của MBB với tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn, chất lượng tài sản ở mức tốt và sự quyết liệt trong việc hiện thực hóa chiến lược đề ra. Định giá cổ phiếu hiện ở mức P/B 1.9x là phù hợp để tích lũy và nắm giữ trong dài hạn.**