Tiếp theo [bài viết](https://iwealthclub.com.vn/s/welcome-space/?contentId=247921) về [hành vi của các nhà đầu tư Cá mập, Sói già và Cừu non](https://iwealthclub.com.vn/s/welcome-space/?contentId=247921 "hành vi của các nhà đầu tư Cá mập, Sói già và Cừu non"), tôi tiếp tục thực hiện phân tích các lệnh chủ động dưới góc độ toàn thị trường và theo ngành trong bài viết này.
Như các bạn đã nắm được các khái niệm **lệnh mua chủ động** (Buy Up – lệnh mua với giá cao hơn hiện tại) và **lệnh bán chủ động** (Sell Down – lệnh bán dưới giá hiện tại) ở bài trước, chúng tôi sẽ khảo sát Khối lượng lệnh chủ động theo từng ngành.
Ở hình 1 dưới đây, chúng ta dễ dàng xác định được **3 ngành có khối lượng lệnh chủ động lớn là Ngân hàng, Bất Động sản và Tài Nguyên cơ bản** với tổng khối lượng lệnh chủ động trung bình lần lượt là 133 triệu, 132 triệu và 63 triệu cổ phiếu/ngày; chiếm hơn 51% tổng khối lượng lệnh chủ động của toàn thị trường trong 5 tháng đầu năm 2021. Việc này khá dễ hiểu do các ngành này có vốn hóa lớn với nhiều Công ty niêm yết hấp dẫn.
**Hình 1: Phân phối của Khối lượng lệnh giao dịch chủ động theo ngành (cổ phiếu/ngày)**
![image.png](file-guid:14bec072-4034-4c49-b2f8-bdfc8ed13994 "image.png")
Trong 5 tháng vừa qua, khối lượng lệnh chủ động đạt trung bình 16 tỷ cổ phiếu/tháng (khoảng 810 triệu cổ phiếu/ngày) và duy trì khá đều đặn. Tuy nhiên, cơ cấu lệnh lại có diễn biến thay đổi rõ ràng thông qua tỷ lệ Mua/Bán. Nếu tỷ lệ này >1 thì số lệnh mua chủ động nhiều hơn số lệnh bán – nhà đầu tư đánh giá thị trường hấp dẫn và có triển vọng tích cực, và ngược lại nếu tỷ lệ <1 thì số lượng lệnh bán chủ động nhiều hơn. **Theo đó, từ tháng 03 trở đi lệnh Mua chủ động đã tăng dần và hiện tại vẫn duy trì xu hướng**.
![image.png](file-guid:0781870c-e4ef-4be7-9911-77e01f3e0c7a "image.png")
Tôi tiến hành xem xét cụ thể hơn đối với ngành Ngân hàng và Bất Động sản vì hai ngành này có khối lượng lệnh chủ động lớn nhất và thấy rằng:
\- Ngành Ngân hàng: khối lượng lệnh chủ động và lệnh mua tăng dần, đặc biệt là trong tháng 5 với tỷ lệ Mua/Bán > 1.2 trong bối cảnh các cổ phiếu ngành ngân hàng có kết quả hoạt động ấn tượng.
![image.png](file-guid:2c463604-c31f-4792-85aa-73301429e151 "image.png")
\- Ngành Bất động sản: lệnh chủ động đang có xu hướng giảm nhẹ về cả khối lượng cũng như tỷ lệ lệnh mua chủ động.
![image.png](file-guid:e5ce6727-3ae9-471c-9d80-3d0489b4c3d5 "image.png")
Từ phân tích trên, chúng ta có thể nhận ra các đặc điểm sau:
\- Lệnh chủ động tập trung vào 3 ngành: Ngân hàng, Bất động sản và Tài nguyên môi trường
\- Lệnh Mua chủ động đang có xu hướng gia tăng từ tháng 3/2021.
\- Ngành ngân hàng thể hiện xu hướng tăng ở cả lệnh chủ động và tỷ lệ Mua/Bán chủ động rõ nhất nhờ diễn biến tốt của các cổ phiếu trong ngành
Các đặc điểm này có thể gợi lên một số ý tưởng đầu tư như:
**1) Theo dõi lệnh mua chủ động để nắm được xu hướng của thị trường. Nếu lệnh mua chủ động đang tăng dần, thị trường có thể hình thành hoặc tiếp tục xu hướng tăng.**
**2) Nhà đầu tư có thể cân nhắc đầu tư vào các ngành đang có tỷ lệ Mua/Bán chủ động tăng.**