![ximang_ximanghatien (1).jpg](file-guid:beb2e8d0-a91c-4bd7-8fc9-c5aaa3e4d9e9 "ximang_ximanghatien (1).jpg")
Thị trường xi măng phía Nam được dự báo tăng trưởng từ 6-8.5% do kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế vĩ mô và những biện pháp của Chính phủ trong việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Xuất khẩu xi măng, clinker cũng sẽ sụt giảm hơn khi các nước chưa sẵn sàng cho việc mở của, cảng biển giảm tải vì dịch bệnh COVID-19, cùng với chi phí vận tải tăng đã khiến sản lượng xuất khẩu của ngành xi măng giảm đáng kể. Xung đột Nga - Ukraine làm tăng giá nhiên liệu, nguyên liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng như khí đốt - dầu mỏ…. ảnh hưởng đến chi phí sản xuất.
Theo đó, Công ty đưa ra mục tiêu sản xuất, tiêu thụ và gia công xi măng 6.4 triệu tấn sản phẩm, tăng 7% so với thực hiện 2021. Tổng doanh thu 7,862 tỷ đồng, tăng 11%; lợi nhuận trước thuế 502 tỷ đồng, tăng 9%.
Tuy nhiên, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh cũng đặt ra không ít khó khăn với HT1. Nếu như tháng 4/2021, giá khoảng 2,3 - 2,4 triệu đồng/tấn thì hiện đã tăng lên 6 triệu đồng/tấn khi đến nhà máy. Không chỉ vậy, giá xăng dầu tăng cao cũng khiến nhiều chi phí sản xuất của doanh nghiệp xi măng tăng thêm.
HT1 đã tăng giá 1 lần trong tháng 3 thêm 100.000 đồng/tấn. Tháng 4, doanh nghiệp tăng thêm nữa với mức tăng khoảng 50.000 đồng/tấn với xi măng rời và 80.000 đồng/tấn với xi măng bao. Ban lãnh đạo kỳ vọng những đợt điều chỉnh tăng giá bán sẽ bù đắp đà tăng giá nguyên liệu, năng lượng khiến chi phí sản xuất tăng cao. Đồng thời, công ty tăng dần sử dụng nguyên liệu thay thế như tro bay, xỉ lò cao, xỉ đáy… để sản xuất xi măng, đồng thời soát, kiểm soát chi phí tài chính, chi phí sửa chữa, chi phí nội bộ...
**Đánh giá:**
HT1 là một doanh nghiệp đầu ngành về sản xuất xi măng ở khu vực phía Nam. Tuy nhiên, trong nửa cuối năm 2022, Công ty có thể gặp nhiều khó khăn do giá nguyên liệu tăng cao đột biến trong những tháng gần đây. Nhà đầu tư nên quan sát thêm tình hình kinh doanh của HT1 trước khi có quyết định giải ngân đầu tư.