Như các bạn đã biết, năm nay là năm hay được ví von là năm của siêu chu kỳ hàng hóa, với giá rất nhiều hàng hóa, kim loại tăng phi mã như sắt, thép, đồng, cao su… trong đó đồng cũng là một trong những kim loại tăng rất mạnh, và giá đã vượt đỉnh nhiều năm.
![image.png](file-guid:19f99395-33cf-4fa9-a8ef-f3d167381240 "image.png")
***Nguồn: Investing.com***
Khi tham gia đại hội đồng cổ đông của Gelex, khi ấy có một cổ đông đã chia sẻ băn khoăn của mình về việc giá đồng đang tăng rất mạnh có thể ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận của Gelex và nhận được câu trả lời là công ty cũng có những biện pháp để tránh rủi ro tăng cao của giá đồng đến kế hoạch lợi nhuận của công ty như sử dụng các hợp đồng hedging, tích trữ thêm HTK, hoặc nâng giá bán của thành phẩm. Chúng tôi cũng đã thực hiện một nghiên cứu đánh giá mối tương quan giữa lợi nhuận của công ty với giá đồng. **Dữ liệu sử dụng là biến động lợi nhuận của công ty từ thời điểm niêm yết và (i) biến động giá đồng trong cùng thời kỳ, (ii) biến động giá đồng của quý trước (vì chu kỳ HTK của công ty từ 70-90 ngày).** Kết quả nhận được thể hiện ở 2 biểu đồ như sau:
![image.png](file-guid:53b0f61e-85e8-40c2-9cca-df90e334a874 "image.png")![image.png](file-guid:2dd231d0-5303-449e-ad16-33fddcffaf0b "image.png")
***Nguồn: TCdata***
**Với R2=0,02% và 4,65% thể hiện mối quan hệ tương quan rất thấp giữa lợi nhuận của Gelex qua các quý với biến động của giá đồng.**
Thực tế cũng đã chứng minh điều đó khi chúng ta thấy năm nay, mặc dù giá đồng cũng đã tăng \~25% so với đầu năm nhưng lợi nhuận của Gelex vẫn tăng trưởng tich cực. 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của cả tập đoàn tăng mạnh lần lượt là 79% và 54% so với cùng kỳ năm trước.. Điều này có thể lý giải bằng việc Gelex hiện nay là một tập đoàn đa ngành nghề với đóng góp từ rất nhiều mảng kinh doanh như (nước, BĐS khu công nghiệp và vật liệu xây dựng của VGC, năng lượng tái tạo)
Bên cạnh đánh giá ảnh hưởng của giá đồng, quý vừa rồi cũng là quý đầu tiên Gelex hợp nhất VGC trên báo cáo tài chính của tập đoàn. Theo đánh giá của chúng tôi, thực sự việc hợp nhất VGC trên báo cáo bên cạnh việc tăng quy mô doanh thu và lợi nhuận, tình hình tài chính của Gelex cũng trở nên cân đối hơn rất nhiều. Điều này lý giải bởi việc VGC từ trước đến nay vẫn được biết đến là một doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, tỷ lệ vay nợ thấp, số dư tiền mặt cao.
Cụ thể sau khi hợp nhất được VGC, bảng cân đối của GEX đã cải thiện đáng kể được các chỉ số về mặt tài chính (Vay thuần/VCSH giảm từ 1.3 về 1.0, EBIT/Lãi vay nâng cao từ 1.4 lên 2.4x, Vay/Ebitda giảm từ 5.1x xuống 4.9x. Việc này cùng với việc GEX vừa phát hành thành công lượng lớn cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (ước tính thu về \~3,200 tỷ) sẽ mở ra cho GEX rất nhiều cơ hội phát triển trong các lĩnh vực cần huy động nhiều vốn như Năng lượng tái tạo, M&A các công ty mục tiêu (ví dụ như mục tiêu trong năm nay sẽ mua chi phối thành công PXL, một công ty cũng sở hữu quỹ đất BĐS KCN rất lớn ở khu vực Vũng Tàu)….
**Nhận định:** Chúng tôi vẫn đánh giá GEX là một mã cổ phiếu có tiềm năng rất lớn, chúng tôi đã khuyến nghị mua ở các vùng giá 23,600 đ/cp và 27,200 đ/cp trước khi chia cổ tức (tương ứng với vùng giá **19,200 đ/cp, 21,500 đ/cp sau chia**, upside đến thời điểm hiện tại lần lượt 25% và 12%) **chúng tôi vẫn tiếp tục khuyến nghị nhà đầu tư nên nắm giữ cổ phiếu này.**