![image.png](file-guid:3a8494b5-38eb-467b-a320-34abdb7f5b6f "image.png" =300x)![image.png](file-guid:b9c0e28a-17d0-4edb-8b87-f39f0e0d30d7 "image.png" =300x)
Quý 2/2021, GAS đạt doanh thu 22,702 tỷ đồng (+45.6%yoy), lợi nhuận sau thuế đạt 2,262 tỷ đồng (+27.6% yoy). Có thể thấy giá dầu tăng mạnh đã tác động tích cực đến doanh thu của công ty tuy nhiên, lợi nhuận đã không tăng trưởng tương ứng.
Lưu ý rằng, các năm trước GAS thường xuyên đạt mức lợi nhuận trung bình 3,000 tỷ/quý và biên lợi nhuận ròng của công ty ổn định ở mức 15 - 16%. Có 2 lý do chính dẫn đến kết quả này, 1 khách quan và 1 chủ quan
Về khách quan, việc dịch bệnh COVID vẫn có những diễn biến phức tạp khiến nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong nước chưa thể hồi phục như kỳ vọng. Ngoài ra, GAS vẫn là 1 công ty mang tính chất nhà nước và phải chịu trách nhiệm chia sẻ khó khăn chung với tập đoàn, do đó công ty phải ghi nhận trong kỳ khá nhiều khoản chi phí mang tính hỗ trợ. Mình chưa thấy khoản phí sử dụng thương hiệu nào lên đến gần 250 tỷ chỉ trong nửa năm như này cả =))))
![image.png](file-guid:a7a80a57-b688-489b-b2b3-1dedcb266261 "image.png")
Về phía chủ quan, bản thân GAS lại đang trong chu kỳ đầu tư mới hướng đến mở rộng kinh doanh tập trung vào các sản phẩm LNG, do đó công ty đã đầu tư mạnh hệ thống kho cảng LNG, đường ống dẫn, … Tổng đầu tư từ 2020 đến nay đã gần 8000 tỷ đồng. Việc này khiến chi phí lãi vay của cty tăng lên và tương lai sẽ bắt đầu ghi nhận thêm cả khấu hao.
Những yếu tố vừa phân tích kể trên cho thấy kết quả kinh doanh của GAS sẽ chưa thể hồi phục trở lại nhanh tương ứng với diễn biến giá dầu thô thế giới và khiến mình phải hạ dự phóng ban đầu.
Tại mức giá 90, GAS đang có P/E forward 2021 là 20x và 2022 khoảng 18.5x. Mức định giá này theo mình là chưa hấp dẫn để đầu tư mặc dù mình vẫn đánh giá GAS là một công ty hàng đầu với nền tảng tài chính lành mạnh, phù hợp để nắm giữ lâu dài. Đây là cổ phiếu sẽ cần theo dõi và chờ đợi thêm để có thể giải ngân ở những vùng giá tốt hơn.