FPT : Thị trường điều chỉnh, cơ hội tích lũy

Profile picture of Nguyễn Mạnh Việt
Phân tích chuyên sâu -

Trong các phiên gần đây, thị trường chung đã có nhịp hồi phục khá tốt \~10% từ vùng đáy 1,160 điểm. Tuy nhiên vẫn có những nghi ngờ về việc thị trường có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh trước những thông tin về tình hình lạm phát gia tăng ở một loạt các quốc gia lớn, căng thẳng địa chính trị vẫn tiếp diễn giữa Nga & Ukraina, siết dòng vốn vào những kênh đầu tư rủi ro như BĐS, chứng khoán…Việc thanh khoản sụt giảm mạnh đã phần nào đó thể hiện tâm lý e dè của các nhà đầu tư khi xuống tiền. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu có nên có quá lo lắng khi giải ngân đầu tư với mã cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt và tăng trường bền vững như FPT trong thị trường giá xuống?

Để trả lời câu hỏi trên, một nghiên cứu được thực hiện bằng việc thu thập dữ liệu diễn biến giá của cổ phiếu FPT trong các giai đoạn tăng và giảm mạnh của VnIndex để đánh giá mức độ tương quan giữa giá cổ phiếu FPT và thị trường chung. Các giai đoạn được chọn gồm:
image.png
image.png
image.png
image.png
Nguồn: TCdata-TCBS
Từ kết quả trên chúng ta có thể rút ra một số nhận định như sau:
-   Ở những giai đoạn tăng của thị trường, diễn biến giá cổ phiếu FPT tương quan chặt cùng chiều với diễn biến VNIndex. Thể hiện ở hệ số tương quan R2 trên 80% và đường xu hướng dốc lên.
-  Ở những giai đoạn thị trường giảm, không phải lúc nào giá cổ phiếu FPT cũng diễn biến cùng chiều, điều này thể hiện rõ ở 2 giai đoạn G1 và G3 khi hệ số tương quan giữa diễn biến giá cổ phiếu FPT và VNIndex chỉ ở mức dưới 10%. Thậm chí ở giai đoạn giảm 1, cổ phiếu FPT còn đi ngược thị trường chung khi liên tục tăng giá trong khi VNindex giảm ~45%. Do đó nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu FPT không nên quá lo lắng khi thị trường chung hoảng loạn diễn biến xấu, thay vì đó, hãy coi đây là một cơ hội tuyệt vời để tích lũy một cổ phiếu đầu ngành có kết quả kinh doanh tăng trưởng bền vững.
-   Kết hợp với nhận định từ phần 2, khi cổ phiếu FPT bị bán tháo quá đà theo diễn biến xấu của thị trường chung (ví dụ như ở giai đoạn G2, G4), khi RSI của cổ phiếu về dưới 30 là một cơ hội tốt để gia tăng tỷ trọng tích lũy đối với mã cổ phiếu này. Điểm mua khi RSI về dưới 30 đem lợi nhuận cho nhà đầu tư ở phần lớn khung thời gian nghiên cứu từ ngắn hạn đến dài hạn.
Một số cập nhật về tình hình kinh doanh của FPT đến thời điểm hiện tại như sau:
-    Doanh thu và lợi nhuận trước thuế (LNTT) trong 4 tháng đầu năm đạt 12,991 tỷ đồng và 2,418 tỷ đồng, tăng 24.5% và 25.9% so với cùng kỳ.
-   Khối lượng đơn hàng ký mới tại thị trường nước ngoài tăng mạnh lên mức 9,018 tỷ tương đương mức tăng trưởng 40.3%. Doanh thu và LNTT mảng Công nghệ lần lượt đạt 7,376 tỷ đồng và 1,045 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 27.5% và 26.5%. Tăng trưởng doanh thu dịch vụ Chuyển đổi số đạt 90.2%, trong đó doanh thu đến từ dịch vụ đám mây (Cloud) tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ (+305%), chiếm 58% doanh thu dịch vụ Chuyển đổi số.
-   Công ty dự kiến trả cổ tức tiền mặt 10% và cổ tức bằng cổ phiếu 20% trong tháng 6 và tháng 7. Kết hợp với kết quả nghiên cứu chỉ ra trong phần 1 (giá cổ phiếu FPT thường có xu hướng tăng gần thời điểm chia cổ tức) có lẽ đây là thời điểm khá thích hợp để gia tăng tỷ trọng đối với FPT.


Tin liên quan
Quan điểm nhà đầu tư Phân bổ danh mục Warren Buffet Nợ vay

PHÂN BỔ DANH MỤC ĐẦU TƯ CÂN NHẮC TỶ LÊ NỢ VAY DÀI HẠN

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet từng chia sẻ về việc lựa chọn doanh nghiệp để đầu tư: “Tôi không thích nợ và không thích đầu tư vào những công ty có quá nhiều nợ vay, đặc biệt là nợ vay dài hạn. Với nợ vay dài hạn, việc lãi suất tăng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng lên lợi nhuận của doanh nghiệp và khiến dòng tiền trong tương lai khó dự đoán”. Vậy tại Việt Nam, tình hình vay nợ của doanh nghiệp trong danh mục ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả đầu tư dài hạn?
Phân tích chuyên sâu -
CTCK

Cơ hội đầu tư từ góc nhìn về thanh khoản thị trường

Giai đoạn cuối 2022 đầu 2023, thanh khoản thị trường cổ phiếu có dấu hiệu tăng trở lại. Điều này thể hiện nhà đầu tư phần nào đã tự tin hơn để bắt đầu giải ngân lại vào thị trường. Có nhiều lý do để nhà đầu tư quay lại thị trường ví dụ như khi nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, chính sách tiền tệ được nới lỏng hơn hay khi các nhà đầu tư thấy định giá của thị trường đã hấp dẫn… Trong bài viết này, chúng tôi tập trung vào yếu tố GDP của nền kinh tế.
Phân tích chuyên sâu -

Có nên bắt đáy cổ phiếu FPT?

FPT là công ty được các nhà đầu tư dài hạn đánh giá cao bởi nền tảng cơ bản vững chắc, sức khỏe tài chính lành mạnh, đây chính là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững của công ty trong suốt một thời gian dài. Tuy nhiên ở những phiên thị trường hoảng loạn, cổ phiếu này cũng vẫn chịu chung cảnh bị bán tháo như nhiều cổ phiếu khác. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích có nên mua cổ phiếu này trong những phiên thị trường hoảng loạn?
Phân tích chuyên sâu -
Bùng nổ theo đà

Kiểm định lý thuyết bùng nổ theo đà trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam

Kiểm định lý thuyết bùng nổ theo đà trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam
Phân tích chuyên sâu -

Có nên mua cổ phiếu HDB trong phiên có biến động lớn

HDBank là một trong những mã cổ phiếu bluechip lớn của thị trường với giá trị vốn hóa hiện tại hơn 40,000 tỷ đồng. Cổ phiếu HDB đã trải qua nhiều biến động với các đợt tăng giảm kéo dài và có biên độ lớn, hiện tại cổ phiếu HDB đang được giao dịch ở vùng giá giảm hơn 40% so với đỉnh vào cuối năm 2021.
Phân tích chuyên sâu -
NLG Bất động sản

GIAO DỊCH CỦA CỔ ĐÔNG NỘI BỘ ĐÃ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU NLG?

Các giao dịch đăng ký mua với khối lượng lớn của cổ đông nội bộ có thể là tín hiệu cho sự phục hồi của cổ phiếu trong ngắn hạn – đặc biệt khi cổ phiếu đang trong xu hướng giảm giá.
Phân tích chuyên sâu -

Ngành nào đang hồi phục mạnh nhất và dự kiến sẽ hưởng lợi từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại

Việc Trung Quốc phát đi tín hiệu sẽ tái mở cửa hoàn toàn nền kinh tế trước giữa năm 2023 chắc hẳn là thông tin có tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi lựa chọn thời điểm cũng như nhóm ngành nào sẽ hồi phục mạnh nhất với tin tức này để tìm kiếm các cơ hội đầu tư.
Phân tích chuyên sâu -
Chuyên sâu

Nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng tiền mặt lớn liệu có nên tiếp tục “đứng ngoài thị trường” sau giai đoạn hồi phục vừa qua?

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua một giai đoạn hồi phục ngắn với mức tăng lên tới 20% từ đáy chỉ sau hơn 2 tuần. Trước tình hình này, liệu nhóm NĐT phe “cầm tiền” có nên tiếp tục đứng ngoài thị trường? Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin hỗ trợ nhà đầu tư trong việc đưa ra quyết định của mình.
Phân tích chuyên sâu -
Chứng khoán

Sự phục hồi của cổ phiếu ngành chứng khoán

Từ giữa tháng 11/2022 trở lại đây, thị trường đã có một nhịp phục hồi ấn tượng với mức thanh khoản 15,000 – 20,000 tỷ đồng/phiên, có thể nói gần bằng với khoảng thời gian Q3/2021. Dòng cổ phiếu chứng khoán cũng có những phiên bật tăng ấn tượng. Lý do gì khiến dòng cổ phiếu này nhạy với thị trường đến vậy?
Phân tích chuyên sâu -
NLG Bất động sản

GIAO DỊCH KHỐI LƯỢNG LỚN CỦA KHỐI NGOẠI ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁ CỔ PHIẾU NLG NHƯ THẾ NÀO?

Đối với các phiên bán ròng, từ các quan sát lịch sử, hành vi bán ròng của khối ngoại có thể là một chỉ báo quan trọng cho xu hướng giảm trong ngắn hạn. Do đó, bên cạnh việc phân tích doanh nghiệp và nhận định các bối cảnh thị trường khác nhau, nhà đầu tư có thể cân nhắc hạ tỷ trọng trước chỉ báo này để tối ưu hóa lợi nhuận đầu tư.
Phân tích chuyên sâu -
Tháng 03, 2025
Chủ nhật Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4
30
31
01
02
Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7
03
04
05
  • Niêm yết và phát hành
  • Cổ đông
  • Cổ tức & Giao dịch
  • Chuyển sàn
  • Mua bán và Sát nhập
  • Khác
  • [BKG] Niêm yết thêm
  • [CHC] Niêm yết thêm