Sau khi thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về MWG với các chủ đề: Tính chu kỳ trong HĐKD và lợi nhuận đầu tư vào MWG và Hiệu quả đầu tư MWG trong điều kiện thị trường giảm mạnh, trong bối cảnh lạm phát tại Mỹ liên tục gia tăng, vượt đỉnh lịch sử, qua đó, ảnh hưởng chung đến nền kinh tế toàn cầu và tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường, chúng tôi thắc mắc liệu rằng: việc tiếp tục nắm giữ MWG trong điều kiện thị trường hiện tại có phải là một chiến lược đáng cân nhắc?
Để giải đáp cho thắc mắc trên, các bước nghiên cứu sau đã được thực hiện:
**Bước 1:** **So sánh tương quan giữa lạm phát tại Mỹ với lạm phát Việt Nam**
Đo lường tương quan giữa lạm phát Việt Nam với lạm phát Mỹ cho thấy, hệ số tương quan chỉ ở mức thấp, R2 \~2%. Điều này có thể được hiểu: tác động trực tiếp/mức độ tức thì khi lạm phát Mỹ gia tăng lên lạm phát Việt Nam trong giai đoạn quan sát là chưa cao. Phát hiện này phù hợp với đặc điểm của Việt Nam là quốc gia xuất siêu (đặc biệt là xuất siêu sang Mỹ), với thặng dư cán cân thương mại tương đối lớn trong thời gian qua.
**Hình 1. Tương quan giữa lạm phát Việt Nam và lạm phát Mỹ**
![MicrosoftTeams-image (80).png](file-guid:4fb1513e-6401-49d0-9e98-9d12b7f3e9be "MicrosoftTeams-image (80).png")
*Nguồn: TCDatas - TCBS*
**Bước 2:** **Đánh giá tác động của lạm phát lên KQKD của MWG**
Dữ liệu về doanh thu, lợi nhuận sau thuế theo tháng của MWG trong giai đoạn T1/2016-T5/2022 được thu thập để đo lường độ tương quan với lạm phát Việt Nam. Kết quả tìm thấy tương đối thú vị:
* Xét về doanh thu, mặc dù kết quả cho thấy tồn tại tương quan âm giữa giữa 2 biến số, phát hiện khá tương đồng so với các nhận định chung về ảnh hưởng của việc gia tăng lạm phát lên hoạt động kinh doanh của ngành bán lẻ - các mặt hàng không thiết yếu (điện máy, điện thoại, ...). Tuy nhiên, mức độ tin cậy của mô hình rất thấp, hệ số R2 chỉ ở mức \~3%. Điều này tương đương rằng: sự ảnh hưởng tiêu cực nếu có của lạm phát lên doanh thu là chưa đáng kể.
**Hình 2. Tương quan về doanh thu MWG và lạm phát T1/2016 – T5/2022**
![MicrosoftTeams-image (81).png](file-guid:bfba1e2a-4210-4489-a969-1127896dedab "MicrosoftTeams-image (81).png")
*Nguồn: TCDatas - TCBS*
* Tương tự như quy mô doanh thu, đo lường sự tương quan của LNST cũng cho thấy các tác động tiêu cực từ lạm phát trong quá khứ lên hiệu quả kinh doanh là dường như ít hiện hữu. Chỉ số R2 tương quan với LNST và biên LNST ở mức thấp, chỉ khoảng \~7%.
**Hình 2. Tương quan về LNST và biên LNST của MWG với lạm phát T1/2016 – T5/2022**
![MicrosoftTeams-image (82).png](file-guid:96d77bbd-1654-47ef-a7ab-f61f938e4f96 "MicrosoftTeams-image (82).png")
![MicrosoftTeams-image (78).png](file-guid:86e4ffc8-c99b-4e3d-8282-fc4c0198f033 "MicrosoftTeams-image (78).png")
*Nguồn: TCDatas - TCBS*
Từ bước 1 và bước 2, mức độ ảnh hưởng tiêu cực khi lạm phát gia tăng lên KQKD của MWG được đánh giá là chưa cao.
Tuy nhiên, việc lạm phát tại Mỹ liên tục gia tăng có ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư trên thị trường, qua đó, tác động tiêu cực đến hiệu suất sinh lời khi tiếp tục nắm giữ cổ phiếu? Bước 3 đã được thực hiện nhằm trả lời cho câu hỏi nêu trên.
**Bước 3:** **Đo lường mối tương quan giữa lạm phát Mỹ với diễn biến VN-Index và giá cổ phiếu MWG.**
* Xét về ảnh hưởng lên VNIndex, tương quan âm có xu hướng tồn tại. Tuy nhiên, độ tin cậy rất thấp, R2 chỉ ở mức \~1%. Điều này được hiểu rằng việc gia tăng lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của NĐT trên thị trường, tuy nhiên, mức độ và xu hướng của sự tiêu cực thường kéo dài không đáng kể (Hình 3a và 3b).
**Hình 3a. Tương quan giữa lạm phát Mỹ và diễn biến VNIndex**
![MicrosoftTeams-image (85).png](file-guid:e0a72e90-9587-4db6-810c-5faed699f3a6 "MicrosoftTeams-image (85).png")
**Hình 3b. Thay đổi chỉ số VNIndex kể từ ngày công bố lạm phát Mỹ**
![image.png](file-guid:e263b9af-c2b3-45bc-a97e-5bb1b4585513 "image.png")
*Nguồn: TCDatas - TCBS*
*(\*) Mức lạm phát của Mỹ được thể hiện qua cột màu xám, trong đó, màu càng đậm cho thấy giá trị lạm phát càng gia tăng.*
*(\*\*) Diễn biến VNIndex: màu đỏ thể hiện mức độ suy giảm mạnh nhất/mức tăng thấp nhất; màu xanh lá cây thể hiện cho mức độ suy giảm nhẹ nhất/mức tăng tốt nhất.*
Thực tế quan sát diễn biến VNIndex sau các đợt công bố gia tăng lạm phát gần nhất của FED cho thấy: thị trường thường có xu hướng giảm mạnh tại phiên giao dịch đầu tiên sau khi FED công bố thông tin (T+1), tuy nhiên, mức độ tiêu cực lên các phiên sau đó (T+3, T+5, T+10) có xu hướng giảm/cải thiện tương đối đáng kể (Hình 3b).
* Bên cạnh đó, khi tiến hành đo lường tương quan giữa thay đổi giá cổ phiếu MWG với lạm phát Mỹ, cũng tương tự như kết quả về sự tương quan với hiệu quả kinh doanh, diễn biến giá cổ phiếu của MWG có xu hướng ít bị tác động bởi lạm phát Mỹ, chỉ số R2 chỉ ở mức \~0%; đồng thời, mức độ điều chỉnh của MWG cũng thấp hơn so với VNIndex (Hình 4a và 4b).
**Hình 4a. Tương quan giữa lạm phát Mỹ và MWG**
![MicrosoftTeams-image (84).png](file-guid:19c29d94-ad91-40e4-a524-2bc16007e83e "MicrosoftTeams-image (84).png")
**Hình 4b. Thay đổi giá MWG kể từ ngày công bố lạm phát Mỹ**
![image.png](file-guid:6dbfece8-8647-4027-b8bc-36957639cdb6 "image.png")
*Nguồn: TCDatas - TCBS*
**Kết luận:**
* Xét về mặt cơ bản, ảnh hưởng tiêu cực từ việc gia tăng lạm phát lên KQKD của MWG được kỳ vọng ở mức thấp.
* Xét về tâm lý chung của nhà đầu tư, việc gia tăng lạm phát có ảnh hưởng đến VNIndex trong ngắn hạn, đặc biệt tại phiên giao dịch đầu tiên sau công bố. Tuy nhiên, thị trường chung có xu hướng được nhanh chóng phục hồi. Riêng với MWG, việc thay đổi lạm phát trong quá khứ cho thấy tác động đến diễn biến giá cổ phiếu chưa đáng kể.
Từ các quan sát nêu trên, tiếp tục nắm giữ MWG có thể là một chiến lược đầu tư đáng cân nhắc trong bối cảnh gia tăng lạm phát.