Việc bắt đáy cổ phiếu khi thành công thường mang lại nhiều cảm giác hưng phấn cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong thị trường giá xuống việc cố gắng bắt đáy thường ẩn chứa nhiều rủi ro hơn do giá cổ phiếu đang có quán tính giảm mạnh. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ kiểm định tính hiệu quả của chiến lược bắt đáy khi các cổ phiếu giảm mạnh..
Bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam trong nửa đầu năm 2/2022 chứng kiến nhiều cổ phiếu có những đợt giảm mạnh trong thời gian ngắn. Trong bối cảnh thị trường như vậy, thường sẽ có 2 chiến lược giao dịch chính:
1\. Bán khống để tận dụng xu hướng đi xuống của giá cổ phiếu
2\. “Bắt đáy” để tận dụng nhịp hồi kỹ thuật dựa trên giả định giá cổ phiếu thường sẽ không giảm một mạch mà thường sẽ có những nhịp phục hồi ngắn.
Ở thị trường nước ngoài cho cơ chế bán khống nên các nhà đầu tư có thể tận dụng cả 2 chiến lược này tuy nhiên ở Việt Nam, nhà đầu tư chỉ có thể bán khống chỉ số VN30 thông qua hợp đồng phái sinh. Với từng cổ phiếu riêng lẻ, chiến lược số 2 – bắt đáy tận dụng nhịp hồi kỹ thuật dường như là chiến lược dễ áp dụng hơn. Cụ thể, chiến lược này tìm kiếm các cổ phiếu có giá giảm mạnh trong ngắn hạn, là dấu hiệu của sự bán xuống thái quá khi thị trường có tâm lý bi quan, kết hợp với khối lượng giao dịch giảm dần không còn quá mạnh.
Ví dụ ở Hình 1 dưới đây, cổ phiếu VND trong phiên 23/6/2022 đã tạo ra một mẫu hình như vậy khi giá cổ phiếu giảm khoảng 30% trong vòng 2 tuần, sau đó giá cổ phiếu có một nhịp khoảng 15% trong 2 tuần tiếp theo.
![image.png](file-guid:16eb06aa-008d-43d1-b802-0d96df1c93c3 "image.png")
*Hình 1: Diễn biến cổ phiếu VND giai đoạn giảm điểm trong 2 tuần (Nguồn: TCInvest)* Để kiểm định tính hiệu quả của chiến lược này, bài nghiên cứu này sẽ thử nghiệm một bộ tín hiệu, trong đó điểm mua được xác định khi: +) Giá cổ phiếu giảm từ 20% trở lên trong 10 phiên gần nhất +) Khối lượng nhỏ hơn hoặc bằng trung bình khối lượng 5 phiên gần nhất và sẽ đánh giá hiệu quả của các tín hiệu này trong 10 phiên và 20 phiên sau đó. Để sát với thực tế giao dịch của các nhà đầu tư, chiến lược đầu tư “Hồi kỹ thuật” với một số giả định được đặt ra gồm có: +) Vốn ban đầu: 150 triệu đồng +) Giá trị mỗi lần giải ngân: 50 triệu tương ứng 30% giá trị danh mục. +) Khoảng thời gian kiểm định chiến lược từ 2012 đến nay +) Các cổ phiếu được lựa chọn là các cổ phiếu có thanh khoản giao dịch trung bình trên 1 tỷ đồng/phiên, nền tảng cơ bản từ mức khá trở lên với tăng trưởng EPS 5 năm gần nhất trên 15%/năm và vốn hóa từ 1,000 tỷ trở lên. Nhà đầu tư có thể tìm kiếm các cổ phiếu như vậy bằng cách sử dụng bộ lọc của TCBS (minh họa Hình 2 dưới đây)
![image.png](file-guid:ccde5cba-aaa5-4804-a855-b724d4123386 "image.png")
*Hình 2: Minh họa sử dụng công cụ bộ lọc thông minh trên Bảng giá của TCInvest (Nguồn: TCInvest)*
Kết quả kiểm định cho kết quả như Hình 3 và Hình 4 bên dưới:
\+) Trong khung thời gian 10 phiên, xác suất lãi là 47.2% trong đó tỷ lệ lãi trung bình khoảng 11.6% và xác suất lỗ là 52.8% với mức lỗ trung bình -10.3%
![image.png](file-guid:11ed8aa2-dc2c-477c-9ae4-8ef286637b55 "image.png")
*Hình 3: Xác suất lãi lỗ trong 10 phiên của các giao dịch theo chiến lược “Hồi kỹ thuật” (Nguồn: TCBS tính toán)*
\+) Trong khung thời gian 20 phiên, xác suất lãi là 46.6% trong đó tỷ lệ lãi trung bình khoảng 13.7% và xác suất lỗ là 53.4% với mức lỗ trung bình -11.2%
![image.png](file-guid:aa3621bb-b111-40ae-b5d0-707b55a90aef "image.png")
*Hình 4: Xác suất lãi lỗ trong 20 phiên của các giao dịch theo chiến lược “Hồi kỹ thuật” (Nguồn: TCBS tính toán)*
Tổng kết lại ở cả khung thời gian 10 và 20 phiên, chiến lược bắt đáy này có xác suất giao dịch lãi và lỗ gần tương đương nhau. Tỷ suất lãi trung bình cũng không hơn nhiều so với tỷ suất lỗ trung bình.
**Nghiên cứu này chỉ ra chiến lược giao dịch này này có mức độ rủi ro là khá lớn. Chúng tôi cho rằng phương pháp này không dành cho số đông nhà đầu tư mà chỉ phù hợp với những người có kinh nghiệm, hiểu biết rõ về nền tảng cơ bản của các doanh nghiệp và có thể quản trị rủi ro tốt.**