Bài viết giới thiệu 1 phương pháp "Bắt đáy" theo trường phái Phân tích Cơ bản, chỉ sử dụng 1 chỉ báo đơn giản là P/B.
Theo đó, NĐT có thể cân nhắc mua vào khi P/B của cổ phiếu thấp hơn trung vị P/B 5 năm. Phương pháp này tỏ ra đặc biệt hiệu quả trong downtrend.
Những diễn biến vĩ mô tiêu cực đã đẩy thị trường chứng khoán toàn cầu và Việt Nam rơi vào nhịp điều chỉnh mạnh trong giai đoạn quý II/2022. Trải qua năm 2020 & 2021 tăng mạnh, dường như nhà đầu tư (NĐT) đã quen với việc mua trong những nhịp nhiều chỉnh giảm (“buy on the dip”). Tuy nhiên, hoạt động “bắt đáy” này đã cho thấy sự kém hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn đầu khi thị trường lao dốc. NĐT liên tục phải cắt lỗ và để lại hậu quả lớn về mặt tâm lý cho những giao dịch về sau.
![image.png](file-guid:a9109529-1059-4cc8-a0c0-676ffa0d28aa "image.png")
*Hình 1: Diễn biến VN-Index trong những nhịp điều chỉnh (Nguồn: TCBS)*
Khi thị trường bước vào downtrend, việc sử dụng các chỉ số như P/B hay P/E nhằm xác định vùng mua hợp lý của doanh nghiệp tương đối phổ biến. Khi doanh nghiệp có sự thay đổi về triển vọng tăng trưởng, lợi nhuận sau thuế (hay E – Earning) của doanh nghiệp thường có sự có sự đột biến mạnh, đặc biệt với những cổ phiếu mang tính chu kỳ. Tuy nhiên, giá trị sổ sách (B - Book value) của doanh nghiệp thường mang tính ổn định hơn. 1 ví dụ minh họa đó là cổ phiếu HPG, từ 2017 – 2021, lợi nhuận sau thuế đã tăng gần 4.5 lần, trong khi đó, giá trị sổ sách chỉ tăng khoảng 2 lần. Do đó, việc sử dụng chỉ số P/B để định giá cổ phiếu thường hiệu quả hơn, đặc biệt trong downtrend.
![image.png](file-guid:077048fd-4d70-4c89-abd2-02b72fadd64b "image.png")
*Hình 2: Lợi nhuận sau thuế và Giá trị sổ sách của HPG từ năm 2017 - 2021 (Nguồn: TCBS)*
Trên cơ sở đó, bài viết này sẽ giới thiệu đến nhà đầu tư một công cụ “bắt đáy” theo trường phái PTCB, chỉ sử dụng một chỉ số đơn giản là P/B. Những cổ phiếu trong rổ VN30, kể từ thời điểm 2012 tới 2022 được thống kê, trong đó, **điểm mua được xác định khi P/B của cổ phiếu xuống dưới 20% so với Trung vị P/B 5 năm**. Hiệu quả của chiến lược này được tổng hợp như hình dưới đây:
![image.png](file-guid:8bdfd749-783c-4ddb-bb04-63a31def4c8f "image.png")
*Hình 3: Xác suất thành công và tỷ suất lợi nhuận qua từng khung thời gian (Nguồn: TCData, TCBS)*
Theo đó, xác suất thành công và tỷ suất lợi nhuận của chiến lược này tương đối khả quan và tăng dần theo thời gian nắm giữ. Cụ thể, với khung thời gian 30 phiên trở xuống, xác suất thành công chỉ dao động quanh ngưỡng 52% - 57% với tỷ lệ lãi trung bình \~10%. Tuy nhiên, nếu NĐT nắm giữ dài hơn, 60 phiên trở nên, xác suất thành công và tỷ suất lợi nhuận đều gia tăng mạnh. Tỷ lệ Lãi/Lỗ (Reward/Risk) cũng có sự cải thiện qua thời gian nắm giữ.
**Lời kết:**
Bài nghiên cứu này giới thiệu đến quý độc giả một phương pháp mua tại vùng định giá hấp dẫn. Theo đó, chiến lược lựa chọn các cổ phiếu ở vùng định giá thấp **(có P/B thấp hơn 20% trung vị P/B 5 năm)** tương đối khả quan. Hiệu suất đầu tư có xu hướng gia tăng theo thời gian nắm giữ, đi cùng với đó là tỷ lệ Lãi/Lỗ có sự cải thiện.
Tại TCBS, nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm kiếm những cổ phiếu có mức định giá theo P/B hấp dẫn thông qua công cụ Định giá (Hình 4 dưới đây) hay công cụ Bộ lọc (Hình 5 dưới đây). Chúc NĐT giao dịch thành công!
![image.png](file-guid:4ca2e403-afc4-44f1-9c82-0a1669fd5c2c "image.png")
*Hình 4: Công cụ Định giá cổ phiếu (Nguồn: TCBS)*
![image.png](file-guid:1aa0c5b6-d54e-47a7-b067-ddb70e588b4e "image.png")
*Hình 5: Công cụ Bộ lọc (Nguồn: TCBS)*