Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền ([BFC](https://tcinvest.tcbs.com.vn/tc-price/tc-analysis?ticker=BFC)) đã công bố báo cáo tài chính quý 3/2021.Cụ thể doanh thu thuần đạt 1,791 tỷ đồng (+28% yoy). Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng mạnh (+39% yoy) nên lợi nhuận gộp giảm 25% so với cùng kỳ 2020, xuống mức 175 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp quý III/2021 chỉ đạt 9.8%, so với cùng kỳ đạt 16.7%. LNST quý III/2021 chỉ đạt 26 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ
BFC hiện là một trong những nhà sản xuất phân bón NPK lớn nhất trong nước. Công ty đang sở hữu 5 nhà máy với công suất thiết kế khoảng 975,000 tấn/năm, trong đó nhà máy tại Long An có công suất lớn nhất, với khoảng 500.000 tấn/năm. Mặc dù doanh thu, lợi nhuận của Công ty ghi nhận xu hướng tích cực, song biên lợi nhuận đang chịu nhiều sức ép.
Ban lãnh đạo Công ty chia sẻ, với đầu vào là các loại phân đơn (Ure, Kali, Photphat). Tính đến hết quý III/2021, gia các loại phân đơn này đã tăng từ 30-50% so với thời điểm đầu năm. Trong khi đó, giá bán đầu ra của Công ty lại chưa thể theo kịp tốc độ tăng, do các đối thủ khác duy trì mức giá bán thấp, buộc Công ty phải giữ mặt bằng giá thấp để cạnh tranh. Hệ quả là, biên lợi nhuận của công ty có xu hướng suy giảm.
![image.png](file-guid:d6bfb7db-12c9-4e74-863d-0a8e7e9692ff "image.png")
Hiện nay, khoảng 30% thị phần NPK cả nước đang được chia nhau bởi hơn 800 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhỏ lẻ và nhập khẩu. Tính phân mảnh của thị trường đã khiến áp lực cạnh tranh trên thị trường khá gay gắt. Ban lãnh đạo Công ty cũng chia sẻ, các doanh nghiệp sản xuất NPK không chỉ cạnh tranh trong ngành, mà còn cạnh tranh với doanh nghiệp nhập khẩu phân đơn, phân hữu cơ, bởi việc gia tăng sử dụng phân đơn, phân hữu cơ ngày càng cao làm cho nhu cầu phân bón NPK giảm
**Khuyến nghị:**
Chúng tôi đánh giá, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong quý III/2021 khi giá các mặt hàng phân đơn gia tăng mạnh trong khi giá bán chưa kịp tăng với tốc độ tăng của NVL đầu vào. Tuy nhiên, BFC vẫn là 1 trong những doanh nghiệp sản xuất phân bón hàng đầu ở Việt Nam. Với lượng hàng tồn kho giá thấp tính đến thời điểm 30/9/2021 lên tới gần 1,600 tỷ, lợi nhuận của Công ty kỳ vọng sẽ có sự cải thiện nhờ giá NPK (đầu ra) cũng đang gia tăng rất mạnh trong thời gian gần đây, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc vẫn diễn biến phức tạp. Ngoài ra, việc định giá thấp cùng với tỷ lệ cổ tức tiền mặt ổn định ở mức trên 5% cũng là những lợi thế của BFC khi đặt lên bàn cân đầu tư bên cạnh những “ông lớn” khác như DCM, DPM,... Do đó, chúng tôi khuyến nghị **CHỜ MUA** đối với BFC, nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân trong những nhịp điều chỉnh của cổ phiếu