Như các báo cáo phân tích gần đây của chúng tôi, kết quả Q3/2021 của CSM rất khó khăn. Công ty lần đầu tiên báo lỗ kể từ khi niêm yết với giá trị 28 tỷ đồng.
Doanh thu quý III giảm 21% xuống 1.012 tỷ đồng. Các chi phí đồng loạt được tiết giảm nhờ lưu chuyển dòng tiền, giảm chi phí lãi vay, thực hiện chính sách tiết kiệm và giảm một số chi phí hoạt động liên quan. Cụ thể, chi phí tài chính giảm 33%, bán hàng giảm 44%, quản lý doanh nghiệp giảm 60%. Tuy nhiên, không thể bù đắp với việc giảm doanh số và biên LN gộp.
Theo đại diện Công ty, dịch bệnh phức tạp diễn ra ở các tỉnh miền Nam làm cho việc bán hàng gặp nhiều khó khăn, lưu thông hàng hóa giảm khiến doanh thu giảm. Trong khi đó, chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí nhập khẩu vật tư tăng cao làm tăng giá thành. Doanh nghiệp thực hiện sản xuất 3 tại chỗ cũng làm chi phí tăng cao.
Việc giá cao su thiên nhiên liên tục tăng cao theo giá dầu từ nửa cuối 2020 đến nay đã ảnh hưởng mạnh đến Biên lợi nhuận gộp của Casumina, quý II giảm về 10,7% và quý III về mức 6,4%.
![image.png](file-guid:af6ae34d-4e5a-4bb8-a46a-2b0f4ef909a5 "image.png")
*Biên lợi nhuận gộp hàng quý của CSM (tính trên thời gian dài hoạt động, từ trái sang phải) vẫn trong chiều hướng suy giảm trong khi áp lực nợ vay tăng cao.*
**NHẬN ĐỊNH**
Với việc giá cao su đã điều chỉnh trong Q3/2021 và thường độ trễ quay vòng HTK khoảng 3 tháng, chúng tôi kỳ vọng biên lợi nhuận của Công ty sẽ cải thiện trong Q4/2021. Cùng với việc giãn cách đươc giảm, kỳ vọng doanh thu sẽ phục hồi.
Tuy nhiên, với triển vọng không cao trong trung hạn kèm theo luồng thông tin tiêu cực về KQKD, chúng tôi khuyến nghị BÁN đối với cổ phiếu này.