Chiến lược Moving Average Cross Over về nguyên tắc rất dễ hiểu. Tuy nhiên việc áp dụng thực tế để sinh ra lợi nhuận ổn định không phải đơn giản do đối với mỗi thị trường, ngành nghề khác nhau thì việc xác định MA ngắn và MA dài là một nghệ thuật và đỏi hỏi kinh nghiệm của Nhà đầu tư.
**Đường trung bình động MA là gì?**
Đường trung bình động MA – Moving Average là đường trung bình của chuỗi giá của cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định. Đường MA thường dùng để theo dõi sự vận động của giá cổ phiếu theo các xu hướng tăng, giảm hay bình ổn dựa vào dữ liệu giá ở quá khứ.
Đường trung bình động MA được xem là chỉ báo chậm, thường được sử dụng chủ yếu để theo dõi diễn biến giá bằng cách làm mượt dữ liệu giá trong một khoảng thời gian cụ thể, ví dụ như 10 ngày, 20 ngày đối với MA ngắn hạn, 50 ngày cho trung hạn và 100 hoặc 200 ngày đối với dài hạn. Các đường trung bình thường sẽ có độ trễ nhất định so với giá (đặc biệt trong ngắn hạn).
**Chiến lược Moving Average Crossovers**
Đây là một chiến lược trung bình động đơn giản cung cấp cho nhà đầu tư tín hiệu giao dịch khi đường trung bình động ngắn hạn (MA ngắn hạn) cắt đường trung bình động (MA dài hạn), cụ thể như sau
* Khi đường MA ngắn cắt trên đường MA dài → mua
* Khi đường MA ngắn cắt dưới đường MA dài → bán
Thông thường nhà đầu tư có thể áp dụng cặp MA(9, 26)
![image.png](file-guid:b8aec558-591b-4569-86be-53dbf95d85b4 "image.png")
Chiến lược Moving Average Cross Over về nguyên tắc rất dễ hiểu. Tuy nhiên việc áp dụng thực tế để sinh ra lợi nhuận ổn định không phải đơn giản do đối với mỗi thị trường, ngành nghề khác nhau thì việc xác định MA ngắn và MA dài là một nghệ thuật và đỏi hỏi kinh nghiệm của Nhà đầu tư.
**Áp dụng Chiến lược Moving Average Crossovers đối với ngành ngân hàng**
Bài viết này sẽ phân tích để xác định đường MA ngắn và MA dài phù hợp cho danh mục giả định chuyên đầu tưu vào các cổ phiếu ngành Ngân hàng. Dữ liệu phân tích được trích xuất từ nguồn TCData, bao gồm dữ liệu giao dịch của 25 cổ phiếu Ngân hàng từ 01/01/2018 tới nay. Khoảng thời gian này được lựa chọn bởi vì: 1) trong giai đoạn này ngành Ngân hàng bắt đầu có sự tăng trưởng mạnh về quy mô cũng như kết quả hoạt động; 2) có thêm nhiều ngân hàng thương mại được niêm yết trên sàn như HDB, TCB, TPB, OCB, BAB, NAB … và 3); cổ phiếu ngành Ngân hàng nói riêng và VNIndex nói chung đã trải qua những giai đoạn thăng trầm đủ dài để kết quả nghiên cứu ổn định và có thể áp dụng được trong tương lai. Đường MA ngắn và MA dài sẽ được giới hạn trong khoảng \[5 – 20\] ngày và \[50 – 70\] ngày tương ứng; như vậy sẽ có 352 khả năng kết hợp giữa MA ngắn và MA dài.
![image.png](file-guid:5b0fe82a-fab0-4d35-8cf9-43b2b0f6ac55 "image.png")
![image.png](file-guid:2a632976-3bae-45ff-bf1a-9d5506eee374 "image.png")
![image.png](file-guid:72d16654-b40c-4a71-aab1-1af565a678f2 "image.png")
Từ kết quả Hình 2, 3, 4 cho thấy:
* Lợi nhuận trong giai đoạn 45 tháng (từ 01/2018 tới 08/2022) dao động từ \[-50%,+550%\] trong đó chủ yếu tập trung vào khoảng \[-50%, 250%\]; chỉ có khoảng 2% trường hợp tạo ra được lợi nhuận >= 400%.
* đường MA ngắn và dài hạn trong khoảng \[17 – 19\] ngày \[66 – 69\] ngày cho kết quả ổn định và có hiệu quả đầu tư cao nhất (khung màu đỏ trong hình 3)
Cụ thể hơn, các giao dịch và hiệu quả đầu tư đối với chiến lược Cross Over giữa MA 18 ngày và MA 67 ngày được thể hiện qua các hình sau
![image.png](file-guid:744dc33e-c3eb-468f-909c-a2e96870c25c "image.png")
Từ hình 5 cho thấy: mặc dù chỉ thực hiện 15 giao dịch trong giai đoạn 45 tháng, nhưng chiến lược này đã đầu tư rất hiệu quả vào các mã LPB, TPB, VPB đem lại lợi nhuận cao cho toàn bộ chiến lược hơn 550%.
**Kết luận:**
* Hiệu quả của chiến lược CrossOver biến động lớn do có độ nhạy tương đối cao, nên đòi hỏi nhà đầu tư phải lựa chọn tham số phù hợp
* Với danh mục đầu tư vào ngành Ngân Hàng khi sử dụng chiến lược Cross Over thì MA ngắn hạn \[17 - 19\] ngày và MA dài \[66 – 69 \] ngày cho kết quả tương đổi ổn định và tạo ra lợi nhuận tốt; nhà đầu tư có thể xem xét kết hợp chiến lược này cùng với các phân tích khác để áp dụng vào thực tế.