Sau 5 quý liên tiếp có lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, ACB đã có 1 quý chứng kiến sự suy giảm lợi nhuận. Dù cho mức sụt giảm chỉ khoảng 5% nhưng mức sụt giảm này cũng đã phản ánh những tác động tiêu cực mà ngành ngân hàng phải đối mặt.
![image.png](file-guid:10ed70ab-14f5-4caa-a8db-f1e395d4e5c3 "image.png")
Nhìn về tổng quan, có thể thấy nhanh tổng thu nhập hoạt động vẫn tăng trưởng 15% nhờ các hoạt động cho vay, dịch vụ và đầu tư. Mặc dù lãi suất cho vay đã giảm nhưng mặt bằng lãi suất thấp giúp ngân hàng giảm chi phí vốn nhiều hơn. Điều này sẽ khó có thể tiếp diễn trong 2022 khi Ngân hàng Nhà nước khó có thể tiếp tục hạ lãi suất, thay vào đó sẽ cố gắng duy trì lãi suất ổn định ở mức hiện tại.
![image.png](file-guid:4ce49a3c-6b28-4edd-9471-1453d95663a8 "image.png")
Chi phí hoạt động và chi phí dự phòng nhìn chung đều tăng mạnh, trong đó chi phí dự phòng tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ là yếu tố chính khiến lợi nhuận suy giảm. Tuy nhiên, điểm tích cực là ACB đã mạnh tay xử lý các khoản nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ xấu nội bảng từ 0.7% cuối quý 3/2021 xuống 0.5% tại 31/12/2021. Tỷ lệ dự phòng/nợ xấu cũng được đẩy lên mức 175%. Nhìn chung danh mục cho vay của ACB vẫn là một trong những danh mục có chất lượng tốt nhất ngành ngân hàng.
Như đã đề cập trong nhiều bài phân tích trước, năm 2022 lợi thế sẽ thuộc về các ngân hàng có chất lượng danh mục tốt, đã xử lý các khoản nợ xấu và trích lập dự phòng chuẩn bị cho cả phần nợ tái cơ cấu. Theo đó, VCB, TCB, ACB và MBB là những ngân hàng có quản trị rủi ro chặt chẽ.
**Về mặt đầu tư cổ phiếu, ACB cùng các cổ phiếu ngân hàng đang tăng trong khoảng 2 tuần gần đây và định giá cổ phiếu ở mức P/B 2.1x. Chúng tôi đánh giá dòng ngân hàng sẽ là dòng tiềm năng cho 2022 nhưng mức độ tăng giá sẽ không lớn như 2021, do đó nhà đầu tư nên tìm kiếm vị thế mua ở các vùng giá ổn định hoặc sau 1 đợt điều chỉnh, tránh FOMO để giảm rủi ro ngắn hạn.**
![image.png](file-guid:53d3539f-922b-410d-8c0e-f160e1f99787 "image.png")