DIỄN BIẾN NGÀNH NĂM 2021\
Doanh thu phí bảo hiểm chịu ảnh hưởng nặng nề do giãn cách xã hội nghiêm ngặt.\
Các công ty bảo hiểm nước ngoài vẫn là các đơn vị có được nguồn doanh thu dồi dào và tăng trưởng tốt hơn so với các công ty bảo hiểm Việt Nam.\
Bancassurance tiếp tục đóng góp nhiều hơn vào doanh số bán hàng\
Theo số liệu của Cục Quản lý và Giám sát Bảo hiểm, tổng doanh thu phí bảo hiểm cả năm 2021 ước tính đạt 215 nghìn tỷ đồng, +15,6% so với cùng kỳ, thấp hơn năm 2020 và mức trước Covid
TRIỂN VỌNG NGÀNH 2022\
Với dự báo tăng trưởng kinh tế khả quan năm 2022, thị trường bảo hiểm kỳ vọng phục hồi tốc độ tăng trưởng gần bằng giai đoạn trước dịch\
Nhu cầu đi lại gia tăng và dự báo doanh số bán xe hồi phục trong năm 2022 kỳ vọng giúp nhu cầu bảo hiểm xe cơ giới hồi phục tốc độ tăng trưởng\
Bảo hiểm cháy nổ dự báo tiếp tục tăng mạnh, nhờ sự hỗ trợ của Nghị định 97/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc\
Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tích cực tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính, đổi mới trong quản lý và công nghệ, cũng hỗ trợ cho sự tăng trưởng của ngành năm 2022\
Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử (E-insurance) cũng sẽ dần\
được hợp pháp hoá cho các sản phẩm bảo hiểm\
Sự hợp tác với các công ty Insurtech để tăng cường đổi mới cải tiến trong việc phân tích Big Data, giúp các công ty bảo hiểm đa dạng hóa sản phẩm và kênh phân phối trong tương lai\
Lãi suất tiền gửi kỳ vọng tăng, hỗ trợ lợi nhuận của các doanh nghiệp bảo hiểm từ hoạt động đầu tư
RỦI RO NGÀNH\
Tỷ lệ bồi thường bảo hiểm khả năng tăng cao do ảnh hưởng từ dịch bệnh