**Ngành ngân hàng còn động lực gì để tiếp tục kì vọng trong cuối năm 2022 và đầu năm 2023**
**ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN NHÓM NGÀNH NGÂN HÀNG (Phần 1)**
**[#MBB](https://f247.com/tag/MBB)**, **[#STB](https://f247.com/tag/STB)**, **[#VCB](https://f247.com/tag/VCB)**, **[#TPB](https://f247.com/tag/TPB)**, **[#VPB](https://f247.com/tag/VPB)**, **[#TCB](https://f247.com/tag/TCB)**, **[#BID](https://f247.com/tag/BID)**, **[#CTG](https://f247.com/tag/CTG)**, **[#VIB](https://f247.com/tag/VIB)**, **[#LPB](https://f247.com/tag/LPB)**, **[#HDB](https://f247.com/tag/HDB)**, …
Giai đoạn vừa rồi các cổ phiếu ngành ngân hàng đã có mức hồi phục khá đáng kể, kết quả kinh doanh tháng vừa rồi cũng rất tích cực vậy trong nửa cuối năm 2022 và năm 2023 sẽ còn động lực nào để tăng trưởng?
**1. Yếu tố ảnh hưởng**
**Ngân hàng vẫn ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong Q1/22**
Trong Q1/22, ngân hàng đã đạt tăng trưởng lợi nhuận 29% svck và ROE 22% nhờ vào tăng trưởng tín dụng tốt, thu nhập từ phí khả quan và chi phí tín dụng được kiểm soát tốt. Tín dụng toàn hệ thống tăng 6% từ đầu năm tính đến cuối Q1/22, cao hơn nhiều so với mức 3,45% vào cuối Q1/21 nhờ nhu cầu vay lớn nhằm đáp ứng hoạt động kinh doanh phục hồi trở lại sau dịch bệnh. Tuy chất lượng tài sản có phần giảm sút khi tỷ lệ nợ xấu trung bình tăng trong khi tỷ lệ bao nợ xấu giảm nhẹ so với cuối 2021; tuy nhiên em nhận thấy mọi thứ vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
**Duy trì dự báo cho toàn ngành giai đoạn 2022-2023**
Em kỳ vọng nền kinh tế sẽ tăng tốc trở lại trong giai đoạn 2022-23 nhờ xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ, nhu cầu phục hồi và các chính sách tài khóa hỗ trợ; và ngành ngân hàng là lựa chọn tiêu biểu trong bối cảnh nói trên. Mặc dù biên lãi thuần khó có thể cải thiện do lãi suất huy động tăng, các ngân hàng vẫn sẽ ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận cao 29% và tỷ suất sinh lời ROE 22% trong 2022 dựa trên tăng trưởng tín dụng cao, thu nhập từ phí ổn định và chi phí tín dụng được kiểm soát tốt.
**Định giá hấp dẫn và trước mắt là bước ngoặt**
Việc thị trường điều chỉnh gần đây đã đưa định giá ngành ngân hàng xuống 1,46 lần P/BV dự phóng năm 2022, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 3 năm là 2 lần. Ngành ngân hàng đã phải đối mặt với không ít khó khăn do lo ngại về lạm phát, NIM thu hẹp và nợ xấu gia tăng khi Thông tư 14 kết thúc. Hơn nữa, tâm lý dè chừng đối với cổ phiếu ngân hàng còn đến từ việc Chính phủ có những động thái quản lý và giám sát chặt chẽ hơn đối với thị trường vốn và bất động sản, dù việc này sẽ giúp cải thiện tính minh bạch và bền vững của thị trường trong dài hạn. Tuy vậy, những sự kiện nói trên sẽ không đem lại hệ quả nghiêm trọng lên toàn ngành và Em tự tin rằng ngân hàng sẽ có thể vượt qua rủi ro chất lượng tài sản nhờ vào bộ đệm dự phòng dày dặn và sự kiểm soát chặt chẽ khi giải ngân vào phân khúc bất động sản có rủi ro cao; và đợt bán tháo ồ ạt trên thị trường vừa qua đã đưa định giá của các ngân hàng về mức rất hấp dẫn. Em ưa thích VPB, HDB và TCB dựa trên những câu chuyện riêng của mỗi ngân hàng bên cạnh nền tảng cơ bản vững chắc.\
**NIM sẽ giảm mạnh hơn trong nửa sau năm 2022**
Diễn biến NIM trong Q1/22 Các ngân hàng tiếp tục báo cáo tỉ suất sinh lợi trên tài sản giảm do hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 bằng cách giảm/miễn trả lãi và giảm lãi suất cho vay. Trong Q1/22, các NHTM Nhà nước ghi nhận mức giảm lợi suất trung bình là 35 điểm cơ bản svck, trong khi lợi suất của các ngân hàng tư nhân niêm yết giảm trung bình là 46 điểm cơ bản svck.
## Mặt khác, chi phí vốn (COF) trung bình của các NHTM Nhà nước niêm yết giảm 22 điểm cơ bản svck xuống 2,97% trong Q1/22 trong khi các ngân hàng tư nhân niêm yết trung bình ghi nhận COF giảm 50 điểm cơ bản xuống còn 3,4%. Chính sách tiền tệ nới lỏng của NHNN đã giúp các ngân hàng tiết kiệm chi phí vốn. Trong Q1/22, NIM của các NHTM Nhà nước niêm yết giảm nhẹ 14 điểm cơ bản xuống 2,96%. NIM trung bình của các ngân hàng tư nhân niêm yết ghi nhận mức tăng 1 điểm cơ bản svck lên 4,48%. Tuy nhiên mức tăng giảm của các ngân hàng có sự khác biệt. Em quan sát thấy rằng các ngân hàng có lợi thế về chi phí vốn thấp hơn nhờ cải thiện CASA và/hoặc hệ số LDR thấp, tiếp tục duy trì hoặc mở rộng NIM — MSB (+34 điểm cơ bản), MBB (+27 điểm cơ bản), HDB (+19 điểm cơ bản), TCB (+6 điểm cơ bản).
\#NOTE: Các bác theo dõi nhé. Em nhận định theo sự khách quan, đánh giá trên nền tảng cơ bản của DN, và soi PTKT kỹ lưỡng, NGUYÊN TẮC không đánh hàng lởm. Nên vì thế các bác có theo thì phải tuân thủ kỷ luật. Em không hô hào, mọi thông tin đều rõ ràng và công khai.
Chúc các bác giao dịch thành công. Like, chấm và follow để theo dõi được các bài viết chất lượng của em trong thời gian tới các bác nhé. Em cảm ơn!
Nguyễn Thị Nhật Linh ·
Nguyễn Bảo Ngọc ·