[![Please (1)](https://images.f247.com/optimized/3X/1/9/19c24d1400ee8b5b52ad3413f45e2e1f5c8df117_2_596x500.png =596x500)](https://images.f247.com/original/3X/1/9/19c24d1400ee8b5b52ad3413f45e2e1f5c8df117.png "Please (1)")**[Please (1)940×788 85.8 KB](https://images.f247.com/original/3X/1/9/19c24d1400ee8b5b52ad3413f45e2e1f5c8df117.png "Please (1)")**
Một **CỔ PHIẾU TỐT** là một cổ phiếu **TĂNG GIÁ** và đem lại LỢI NHUẬN cho nhà đầu từ. Bất kể cổ phiếu có mức vốn hóa lớn hay mức vốn hóa nhỏ đều có thể là cổ phiếu tốt.
Theo nghiên cứu của William O’Neil huyền thoại đầu tư nổi tiếng với phương pháp đầu tư tăng trưởng CANSLIM, **67% siêu cổ phiếu di chuyển theo nhóm ngành**. Do vậy việc nhận diện ra nhóm ngành tiềm năng là cơ sở tìm ra các SIÊU CỔ PHIẾU.
Trong một nghiên cứu khác của Steven Cohen đề cập chuyển động giá của một cổ phiếu được đóng góp **40% từ yếu tố thị trường chung, 30% từ yếu tố ngành và 30% còn lại từ nội tại của cổ phiếu đó.**
Theo ý kiến của cá nhân mình, làm cái gì cũng phải có một “chiến lược”. Nó như tấm bản đồ giúp mình tránh bị lạc đường. Trước hết chúng ta cần phải biết đọc biểu đồ trước đã đúng không nào.
Trong bài viết này mình xin đề cập đến phương pháp phân tích nhóm ngành cổ phiếu tiềm năng dưới góc nhìn phân tích cơ bản:
Ví dụ chọn bất cứ 1 ngành công nghiệp nào mà mình hiểu rõ và muốn đầu tư. Thì mình sẽ xem xét:
* **Xu hướng chung của ngành**: Cái này khá dễ chỉ cần bạn chăm chú theo dõi thông tin vĩ mô và các phân tích chuyên gia, CTCK khá nhiều và khá dễ tiếp cận. Còn các bạn lười như mình thì dĩ nhiên Fialda, Vietstock hay Wichart là một lựa chọn đầu tiên mình nghĩ tới.
* **Đặc thù mô hình kinh doanh** của ngành: Sản phẩm của doanh nghiệp là gì? Mô hình kinh doanh bền vững hay mô hình kinh doanh có tính chu kỳ? Hoạt động tạo ra dòng tiền của các doanh nghiệp trong ngành là gì?
* **Chuỗi giá trị trong ngành** là gì? Đã khép kín hay còn thiếu sót. Với một doanh nghiệp hoàn thiện chuỗi giá trị chúng ta có thể hiểu họ đã đi vào xây dựng hoàn thiện “Cỗ máy kiếm tiền” ý tưởng đầu tư khả dĩ nhất có thể nghĩ đến đó là việc buộc doanh nghiệp này phải mở rộng quy mô. Lý do đơn giản nằm ở việc khi hoàn thiện chuỗi tức là các biến số chi phí kinh doanh/sản phẩm gần như ít biến động, để tạo ra nhiều lớn nhuận hơn ngành/doanh nghiệp buộc phải tăng về quy mô sản xuất hoặc biến số giá cả sản phẩm bán ra thị trường tăng cao. Tuy nhiên muốn doanh nghiệp tăng trưởng nhanh và ổn định yếu tố quy mô là yếu tố hàng đầu, yếu tố về “giá cả hàng hóa” có tính chất thời điểm kém bền vững hơn dành cho NĐT thật sự nhanh nhạy với các yếu tố vĩ mô và phần thường là một mức sinh lợi nhuận rất cao trong thời gian ngắn. Câu chuyện giá phân bón hưởng lợi do xung đột Nga - Ukraine là một ví dụ điển hình.
* **Sự cạnh tranh** của nó như thế nào? Cái này thì phải đọc và nghiên cứu thôi các bác. Câu hỏi đặt ra “cạnh tranh thấp hay cao” đơn giản các bác lọc ra xem diễn biến các doanh nghiệp trong ngành là nhiều hay ít, càng nhiều doanh nghiệp cho thấy ngành có mức độ cạnh tranh cao. “Lợi nhuận ròng từ HĐKD” có đều và ổn định hay không và một tiêu chí đặc biệt quan trọng là “biên lợi gộp” cái này bác nào chưa biết thì cứ gọi tên chị Google mà hỏi. Đặc điểm một biên lợi nhuận thấp(<10%) được coi là kém hấp dẫn.
* **Rủi ro của một đối thủ mới** nhảy vào thị trường là thấp hay cao đối với các công ty trong ngành. Ví dụ rủi ro của một đối thủ tiềm năng nhảy vào ngành hàng không là thấp. Nguyên nhân là để mở 1 hãng máy bay mới thì cần nhiều nguồn vốn để setup ban đầu. Thứ 2 là bị ràng buộc bởi nhiều luật lệ trong ngành.
* Các tiêu chí khác như ROE ROA PE cũng là một thành tố các bác có thể xem xét tuy nhiên cần đặt trong bối cảnh ngành nghề có thay đổi mô hình kinh doanh hay không và có cái gì mới làm tăng lợi nhuận của ngành còn nếu ngành ít có thay đổi, khả dĩ nhất các bác so sánh nó với các chỉ số này so với trung bình của nó 5 năm trở lại gần đây.
Tổng kết đối với việc phân tích một ngành nghề quan trọng nhất chúng ta cần nắm được chuỗi giá trị của ngành? Tìm ra các vấn đề ngành đang gặp phải và doanh nghiệp nào đang giải quyết tốt hơn vấn đề đó trong ngành.
Trong tìm hiểu phân tích cổ phiếu, ngành tiềm năng thì có một sự phân tích bài bản giúp mình tự tin và đỡ lo lắng hơn khi giá cổ phiếu biến động không theo mong muốn trong ngắn hạn.
Dĩ nhiên việc phân tích cơ bản ngành dù tốt đến mấy mấu chốt vẫn là tìm ra được cổ phiếu ưu trội các phân tích cơ bản dù tốt nhưng như đặt vấn đề ở đầu bài viết chúng ta cần thấy ngành/nhóm ngành đó thể hiện **SỨC MẠNH GIÁ** trên đồ thị.
Nội dung bài viết tiếp theo Fialda mang đến cho quý nhà đầu tư **HƯỚNG DẪN CHI TIẾT** cách sử dụng **Thống kê ngành theo ICB** và **Biểu đồ luân chuyển dòng tiền RRG** để tìm ra các ngành/nhóm ngành tiềm năng theo phương pháp thống kê
Phạm Quang Trường ·
Lê Đình Phúc ·