Xin chào ace! Chúc mọi người buổi tối vui vẻ! :null: :null: Hiện tại, càng lúc càng nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán, bên cạnh phương án cắt lỗ hay đầu tư vào “3 chữ cái” khác thì trung bình giá vẫn là phương án nhiều người tìm đến! Bởi vì không phải ai cũng là nhà đầu tư **toàn thời gian** và việc dành nhiều thời gian để tìm tòi nhiều mã hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau thường mang lại hiệu quả không cao…cũng là một trong những nguyên nhân khiến tâm lý Fomo và chạy theo những mã đang hot hay những mã đã và đang được media **nâng** ngày một nhiều hơn! và kết quả thường thì dễ bị âm vốn hơn là có lãi!\
Mình xin chia sẻ 2 cách TBG cơ bản cho những bạn mới tham gia thị trường chứng khoán!\
**Phương án 1: Dành cho những người mới nhưng có lượng cash rảnh rỗi dài hạn (12-30 tháng)**: Là phương án TBG truyền thống…với lý thuyết cơ bản là “Giá vốn = Tổng tiền mua/Tổng CP nắm giữ”.
* Ví dụ: Nếu bạn đang cầm 100cp mã ABC giá 13.000 sau đó giá cp ABC giảm về 7.000 bạn âm \~40% nhưng bạn không cắt mà lại mua thêm 900cp mã ABC giá 7.000 thì giá vốn của bạn sẽ là 7.6tr/1000 = 7.600! Lúc này bạn chỉ còn âm \~8%! **Tất nhiên bạn phải nhớ là lỗ ban đầu sẽ không giảm đi 1 xu nào trừ khi cp tăng giá lại!** :null: Việc TBG chỉ giúp bạn rút ngắn thời gian về bờ nếu cp xoay chiều! Nếu âm 40% bạn không TBG mà vẫn giữ thì khả năng cp hồi một mạch về lại giá bạn mua là gần như bằng 0 và phải mất thời gian dài mới có thể thu hồi vốn. Tuy nhiên nếu chỉ âm 8% thì chỉ cần vài phiên xanh mạnh thì bạn đã bước 1 chân về bờ rồi! Đó là ưu điểm của TBG truyền thống mang lại! Chỉ cần có cash thì cũng giống như bạn đã có một đai bảo hiểm uy tín nếu lỡ thị trường hoặc mã cp bạn ôm bỗng nhiên…sàn! **Một điều lưu ý là chỉ TBG khi mã đang ôm đã phát tín hiệu vào form SW sau chuỗi Downtrend**!\
Và như mình đã nói! Phương án này phù hợp với các bạn có nhiều cash rảnh rỗi dài hạn! Mình cũng đã nói với ace n lần rằng ít nhất hãy giữ lại 30% cash trong mọi trường hợp!
**Phương án 2: Dành cho những bạn mới có nhiều thời gian để tìm hiểu cũng như thực hiện giao dịch trong phiên và lượng cash sử dụng đa phần đều là lượng cash rảnh rỗi ngắn hạn (1-3 tháng).**
* **Trước khi các bác đọc thì nên hiểu rõ hộ mình đây là kinh nghiệm cá nhân và cách xử lý mình đã áp dụng và đưa lại lợi nhuận hài lòng…đối với mình! Nên mọi người thấy hay thì cho mình xin 1 tym :null:…còn đoạn nào không ổn hay thắc mắc…có thể góp ý chia sẻ…** :null:
[![TBG_15](https://images.f247.com/optimized/3X/2/9/29f6ff1162ebcb2b892cb9937a54591a3da7248c_2_690x349.jpeg =690x349)](https://images.f247.com/original/3X/2/9/29f6ff1162ebcb2b892cb9937a54591a3da7248c.jpeg "TBG_15")**[TBG_151343×680 126 KB](https://images.f247.com/original/3X/2/9/29f6ff1162ebcb2b892cb9937a54591a3da7248c.jpeg "TBG_15")**
Hình trên là hình mình lấy làm minh họa cho các bác dễ hình dung!
1. Vùng giá ôm tức là vùng giá mà các bác đang bị kẹt - như hình là kẹt giá 10.x
2. Sau đó cp sập và bắt đầu rơi mạnh…và khi cp rơi vào vùng âm nặng từ 20% đổ lên thì trong giai đoạn này nên nằm im và chờ đợi cp đi vào giai đoạn ổn định mới tiếp tục đưa ra các phương án xử lý! - Tất nhiên chỉ áp dụng với các trường hợp bản thân các bác đánh giá là cp này vẫn tiềm năng và đáng để giữ!
3. Khi CP đã có dấu hiệu đi ngang tích lũy sau khi giảm sâu! (Phần đa cp đều sẽ phải đi ngang tích lũy sau một thời gian giảm mạnh và rất hiếm cp bật lại theo hình ziczac ngay được! Và tất nhiên nếu thế thì càng tốt, theo mình nếu trường hợp đó xảy ra thì các bác khỏi TBG gì cho mệt! :null:) - Thì giai đoạn này sẽ là giai đoạn đẹp để TBG!
4. Trước khi đề cập về việc TBG thì mình sẽ nói về cây nến xanh và cây nến đỏ (mấy bác biết hết rồi thông cảm :null:) - Cây nến xanh - tức là giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa ; Cây nến đỏ - tức là giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa!
* Khi chưa có nhiều kinh nghiệm thì mình khuyên các bác nên bắt đầu TBG giá với các cây nến xanh… Không nên đặt lệnh ATO hay ATC! Đơn giản vì đâu biết rõ được phiên nào nến xanh, phiên nào nến đỏ (Mình chỉ ra trên hình cho các bác dễ hình dung thôi nha) :null: :null: :null:
* **Nhận biết nến xanh**…khi bắt đầu phiên (đã kết thúc phiên ATO) nếu giá cp bị đạp xuống quá thấp (Càng gần sàn càng tốt) thì nên mua vào (Theo kinh nghiệm bản thân thì giá mở của thấp hơn giá tham chiếu tầm 3-4% đổ lên là có thể tiến hành mua vào được rồi! Và sau đó trong phiên khi giá CP lên lại (xanh thì càng tốt - hoặc về giá tham chiếu thôi cũng được) thì lập tức bán (KL bán < hoặc = KL mua vào)! Trong 1 phiên giao dịch chỉ nên thực hiện 1-2 lần!
* **Nhận biết nến đỏ** … Nến đỏ mình sẽ chia ra hai trường hợp như trên hình nhé!\
**Trường hợp 1:** nến đỏ này dành cho người chưa có nhiều kinh nghiệm nhé! Là giá mở cửa có thể xanh hoặc xoay quanh tham chiếu…tuy nhiên trong phiên lại bị đạp mạnh về đỏ (âm từ 3-4% so với giá tham chiếu hoặc tuyệt nhất là chớm sàn) thì lúc đó các bác nên mua vào…thì đến cuối phiên…nếu nó hồi lại thì bán luôn như TH nến xanh trên…còn nếu nó nằm im đó thì không làm gì cả và đợi phiên tiếp theo để xử lý! - Xanh ->bán; đi ngang giữ; đỏ mạnh thì lại làm như Trường hợp có dấu hiệu nến xanh như trên!\
**Trường hợp 2** Nến đỏ này dành cho các bác đã có nhiều kinh nghiệm nhé! Đầu phiên tăng mạnh từ 2-3% đổ lên thì lập tức lấy hàng ra bán…trong phiên khi giá cp tụt về loanh quanh giá tham chiếu hoặc sâu hơn nữa thì lại mua lại (KL mua lại < hoặc = KL bán)\
**Thành quả là khi thực hiện tốt và thị trường đi theo những gì đã phán đoán thì sẽ sớm về bờ và có lãi**
**Trên đây là một số điều mình muốn chia sẻ với các bác về các thao tác TBG cơ bản mình hay áp dụng. Trên thực tế thì không có chuyện mình đoán được tương lai và xu hướng trong phiên nó sẽ như thế nào! Tất cả đều sẽ có tỷ lệ rủi ro: Ví dụ như mua vào nó lại âm tiếp và bán ra nó lại bay tiếp! :null: :null: :null: lý thuyết cuối cùng cũng chỉ là lý thuyết thôi nhé!**
* Chính vì thế mình luôn nhắc các bác là chỉ nên TBG từng phần một_ không nên all TBG 1 mức giá vì như thế tỷ lệ rủi ro sẽ cao hơn! :null:
* Mặt khác, khi mà các bác quen rồi thì tự khắc sẽ có cách TBG hiệu quả cho bản thân…điểm vào cho bản thân và sẽ chẳng cần ai nhắc cả—> vì đợi nhắc…thì tỷ lệ toi cơm cũng sẽ cao hơn! :null:
Phạm Quang Trường ·
Lê Đình Phúc ·