**TCB-THỜI CỦA DOANH NGHIỆP TỐT**
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang hướng tới lành mạnh hóa và thời kỳ tiền rẻ sắp qua đi, việc nắm giữ cổ phiếu ngân hàng được nhận định là chiến lược “ăn chắc mặc bền”…
Việc Chính phủ sẽ kiểm soát và giám sát chặt chẽ thị trường vốn là một điểm tích cực để giúp nâng tính minh bạch và bền vững của thị trường trong dài hạn. Tuy vậy, điều này đã gây ra tâm lý dè chừng của nhà đầu tư đối với cổ phiếu TCB - cổ phiếu của một ngân hàng có tỷ trọng cho vay bất động sản lớn trong danh mục cho vay và nắm giữ khối lượng trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất trong toàn ngành ngân hàng. Nhưng TCB gặp ít rủi ro đối với sự kiện trên nhờ vào mô hình kinh doanh tốt và vị thế vững chắc của ngân hàng trong thời điểm hiện tại để có thể nắm bắt được xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường trái phiếu và bất động sản trong những năm tới.
Việc bán tháo ồ ạt trên thị trường vừa qua đã khiến TCB có được mức định giá rất hấp dẫn: P/B 1,13 lần so với mức 1,56 lần trung bình 3 năm và 1,46 lần của toàn ngành - tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư dài hạn có thể bắt đầu mua vào và nắm giữ.
Về bức tranh kết quả kinh doanh năm 2022, TCB là một trong các ngân hàng ghi nhận tăng trưởng tín dụng cao (khoảng 22%) dựa trên tỷ lệ an toàn vốn CAR cao (15,1%). NIM nhìn chung sẽ không giảm mạnh nhờ vào tỷ lệ CASA cao nhất trong toàn ngành và tiềm năng lớn để mở rộng cho vay cá nhân. Kết hợp với chất lượng tài sản tốt nhất toàn ngành, dự báo TCB sẽ đạt 26% tăng trưởng lợi nhuận ròng trong năm nay với tỷ suất sinh lời ROE là 22%.
**LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ**
Techcombank là ngân hàng đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm với mức tăng trưởng kép 10 năm qua là 19%/năm. Cùng với đó Techcombank là ngân hàng có văn hóa đổi mới sáng tạo và là ngân hàng tiên phong trong việc tạo ra nhiều dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Techcombank cũng là ngân hàng có hiệu quả hoạt động cao với ROA cao nhất hệ thống và ROE bình quân 5 năm gần đây lên tới 21,3% trong khi đòn bẩy tài chính thấp nhất trong hệ thống ở mức 6,1 lần. Do đó, tôi khuyến nghị từ OUTPERFORM đối với TCB trong 06 tháng cuối năm với mức giá mục tiêu là 48.700 VNĐ/CP (cao hơn 25,9% so với mức giá đóng cửa ngày 12/08/2022), tương đương với mức P/B 2022 là 1,47 lần.
**KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ II/2022**
TCB đã công bố BCTC Quý 2/2022 với LNST tăng 25,2% yoy. Một số thông tin chi tiết như sau:
[![image](https://images.f247.com/optimized/3X/5/3/534884e66de89b7b3d0f690f362a35f14428a7cb_2_690x290.png =690x290)](https://images.f247.com/original/3X/5/3/534884e66de89b7b3d0f690f362a35f14428a7cb.png "image")**[image975×411 140 KB](https://images.f247.com/original/3X/5/3/534884e66de89b7b3d0f690f362a35f14428a7cb.png "image")**
[![image](https://images.f247.com/optimized/3X/1/3/131f869df489a94a3a0c7a4be6128dfa174f8548_2_690x422.jpeg =690x422)](https://images.f247.com/original/3X/1/3/131f869df489a94a3a0c7a4be6128dfa174f8548.jpeg "image")**[image975×597 180 KB](https://images.f247.com/original/3X/1/3/131f869df489a94a3a0c7a4be6128dfa174f8548.jpeg "image")**
**LỢI THẾ CẠNH TRANH**
**Hoạt động cốt lõi**
TCB có tỉ lệ an toàn vốn cao và mức xếp hạng tín nhiệm tốt của các tổ chức trên thế giới (S&P, Moody’s), tạo lợi thế cho ngân hàng đa dạng hoá nguồn vốn, không chỉ huy động trong nước mà còn cả nước ngoài với lãi suất cạnh tranh.
TCB sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh tỉ lệ về CASA, giúp ngân hàng giảm chi phí vốn qua đó giúp NIM tăng trưởng.
Tỉ lệ nợ xấu cuối quý 2 năm 2022 ở mức 0,6% với tỉ lệ bao phủ nợ xấu lành mạnh.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ở vị thế đầu ngành.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ở mức 22%, đứng ở top đầu ngành.
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II vững mạnh, đạt 15,7%.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) vẫn tiếp tục chứng tỏ vị thế vững chắc với nền tảng ổn định của mình với mức giảm thấp hơn nhiều so với thị trường chung. Vị thế tiên phong và đi đầu của TCBS trong lĩnh vực số hóa giúp cho TCBS trở thành công ty chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam.
TCBF, quỹ trái phiếu mở tiếp tục là quỹ trái phiếu nội địa lớn nhất.
Chính sách “zero fee” giúp nhà băng này duy trì đà tăng trưởng khách hàng giao dịch qua các app.
Tăng trưởng mạnh mẽ của các dịch vụ cốt lõi: thu phí từ dịch vụ, thu phí từ dịch vụ bảo hiểm, thu từ thư tín dụng (LC), thu phí từ dịch vụ ngân hàng đầu tư (IB).
**Công nghệ chuyển đổi số**
Nghiên cứu áp dụng công nghệ mạnh mẽ vào 3 lĩnh vực: số hóa, dữ liệu và nhân tài.
Đẩy mạnh giao dịch của khách hàng cá nhân qua kênh điện tử. Giá trị giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân trong quý 2 năm 2022 lần lượt đạt 206,1 triệu giao dịch (tăng 28,8% so với cùng kỳ năm ngoái) và 2,8 triệu tỉ đồng (tăng 14,0% so với cùng kỳ năm ngoái).
TCB đã triển khai ứng dụng mới trên điện thoại di động từ cuối năm 2021 cho tất cả các khách hàng cá nhân mới. Khách hàng có thể vay trực tuyến hoặc vay tín chấp trên nền tảng kỹ thuật số.
TCB chính thức triển khai nền tảng ngân hàng số mới cho khách hàng doanh nghiệp từ tháng 05/2022.
Triển khi nền tảng iDO - nền tảng số mới dành cho chi nhánh của TCB trên toàn quốc.
**DỰ PHÓNG KQKD CẢ NĂM 2022**
Giả định tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 của TCB xuống 17.4% từ mức 22.6%. Luận điểm chính đến từ việc ngân hàng sẽ cắt giảm hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp để tập trung cho vay (+24%YoY), đồng thời phản ánh lo ngại room tín dụng mới sẽ không quá cao do NHNN phải kiểm soát lạm phát.
Biên lãi thuần năm 2022 tăng nhẹ 2bps YoY, lãi suất bình quân đầu ra tăng nhẹ 8bps YoY do thắt chặt tín dụng bất động sản làm giải ngân khó hơn và danh mục trái phiếu có lợi suất cao hơn bị cắt giảm.
Chi phí vốn cũng tăng nhẹ 8bps nhờ duy trì CASA cao và khoản vay hợp vốn cùng đối tác nước ngoài. Dự phóng NPL đạt 0.6%, giảm 6bps YoY nhờ năng lực tài chính lành mạnh và dư nợ tái cơ cấu chỉ còn khoảng 500 tỷ nên ngân hàng có thể dễ dàng xử lý.
Chi phí trích lập dự phòng đạt 1,418 tỷ VND, giảm 46.8% YoY do đã đẩy mạnh trích lập dự phòng cho phần nợ tái cơ cấu trong năm 2021.
Dự phóng LNST công ty mẹ năm 2022 đạt 22,352 tỷ VND (+23.8%YoY).
**KHUYẾN NGHỊ “MUA” GIÁ MỤC TIÊU 55,000đ/CỔ PHIẾU**
Kết hợp 2 phương pháp định giá là P/B và Chiết khấu lợi nhuận thặng dư để tìm ra mức giá hợp lý cho cổ phiếu TCB trong năm 2022-2023.
**Phương pháp định giá P/B.**
[![image](https://images.f247.com/optimized/3X/7/d/7d050204f774f3f7f0aff274c4a0dd6a3bd2f833_2_690x373.png =690x373)](https://images.f247.com/original/3X/7/d/7d050204f774f3f7f0aff274c4a0dd6a3bd2f833.png "image")**[image975×528 119 KB](https://images.f247.com/original/3X/7/d/7d050204f774f3f7f0aff274c4a0dd6a3bd2f833.png "image")**
TCB được đánh giá cao bởi chất lượng tài sản cũng như các nguồn thu của ngân hàng vẫn duy trì tăng trưởng tốt. Định giá PB hiện giờ của TCB đang giao dịch ở mức quanh 1,2 vùng giá tương đối hấp dẫn đối với một cổ phiếu cơ bản tốt.\
Do đó, dự kiến mức P/B mục tiêu cho năm năm 2022 của TCB quanh 1,6-2,0 tương ứng giao dịch quanh vùng TB 4 năm.
**Phương pháp chiết khấu lợi nhuận thặng dư.**
**[![](https://images.f247.com/optimized/3X/6/1/611709d493699aecda7f71e6273de1d1911bab16_2_602x224.png =602x224)975×364 84.5 KB](https://images.f247.com/original/3X/6/1/611709d493699aecda7f71e6273de1d1911bab16.png)**
\
Kết hợp sử dụng thêm phương pháp chiết khấu lợi nhuận thặng dư để phản ánh rủi ro hệ thống và kỳ vọng trong dài hạn.\
Kết hợp hai phương pháp định giá trên với tỉ lệ 50-50 để ra chúng ta được giá hợp lý cuối cùng cho cổ phiếu TCB là 55,400 đồng/cổ phiếu, cao hơn 42% so với giá đóng cửa ngày 12/08/2022.\
Tuy nhiên vẫn có một số rủi ro có thể phát ngoài ý muốn như: tỷ lệ CASA không đạt được mục tiêu do cạnh tranh trong ngành ngân hàng, room tín dụng mới thấp hơn kỳ vọng, lạm phát tăng cao ảnh hưởng nhu cầu mua nhà ở, chi tiêu mua sắm đi lại và cả lãi suất trái phiếu tăng.
Phạm Quang Trường ·
Cao Anh Hào ·