**BMP_Hưởng lợi từ triển vọng giá hạ nhiệt và nhu cầu phục hồi**
**1. Tổng quan về doanh nghiệp**
Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP) có tiền thân là Nhà máy Công tư Hợp doanh Nhựa Bình Minh thành lập năm 1977.
Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm ống PVC cứng, PEHD (ống gân và ống trơn), phụ tùng ống, bình phun thuốc trừ sâu, nón bảo hộ lao động và các sản phẩm nhựa kỹ thuật khác.
Công ty hiện sở hữu và vận hành 04 nhà máy sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An và Hưng Yên với tổng công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm. Hiện đang có 1950 cửa hàng phân phối trên cả nước Công ty chiếm lĩnh khoảng 28% thị trường ống nhựa trong cả nước.
Các dự án tiêu biểu: Hầm đường bộ Thủ Thiêm, Hầm đường bộ Hải Vân, Hầm đường bộ Đèo Cả, Đường cao tốc (Ống nhựa BM là lựa chọn hàng đầu cho hệ thống thoát nước, bảo vệ cáp ngầm của các dự án đường cao tốc tại Việt Nam.), Khí điện Đạm Cà Mau, sân bay quốc tế Phú Quốc, khu đô thị Sala, hạ tầng khu kinh tế Dung Quất…
Cơ cấu cổ đông: The Nawaplastic Industries (Saraburi) Co., Ltd là một thành viên của Tập đoàn SCG của Thái Lan - chuyên sản xuất ống nhựa PVC. Ông Nguyễn Hoàng Ngân gắn bó với BMP từ năm 1988 đến nay (hơn 31 năm) nắm giữ chức vụ phó chủ tịch HĐQT từ năm 2004 và chức vụ tổng giám đốc từ năm 2012, đầu tháng 8 năm 2022 ông Chaowalit Treejak trở thành Tổng giám đốc và thay ông Nguyễn Hoàng Ngân về nghỉ hưu theo chế độ.\
![image](https://images.f247.com/original/3X/2/1/214d58a02feb77f8f89e0cf1ed8b345d6cbb2b16.png =627x183)
Các Công ty con và Công ty liên kết: Công ty TNHH MTV Nhựa Bình Minh Miền Bắc (NBM): Sở hữu 100%, Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng (DPC) – cty liên kết: 29%, Công ty CP Đầu tư Kinh doanh bất động sản Bình Minh Việt (BMV): 26%.
**2. Về tình hình hoạt động kinh doanh**
* KQKD quý 2 năm 2022 đầy ấn tượng _ Doanh thu thuần quý 2 là 1.558 tỷ đồng tiếp tục tăng mạnh 7,3% so với cùng kỳ, LNTT là 181 tỷ đồng tăng vượt trôi gần gấp **3,5 lần** so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 23,64% tại quý 1/22 lên 25,14% quý 2/22 và tăng mạnh từ 12,86% lên 25,14% so với cùng kỳ năm trước.
* Doanh thu tuần 6 tháng đầu năm 2022 của BMP là 2.911 tỷ đồng tăng 11,7% so với cùng kỳ, LNTT 6M22 tăng bùng nổ trở lại từ 157 tỷ đồng lên 341 tỷ đồng tăng 117,65 so với cùng kỳ. Với kết quả này, BMP đã hoàn thành 51,25% doanh thu và 60,89% LNTT so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra của công ty.
* Trong 6 tháng đầu năm, tổng tài sản của BMP tăng lên 2.943 tỷ đồng tăng 3,7% so với đầu năm. Tỷ lệ phân chia tài sản cho các khoản tiền là khá đồng đều chủ yếu là tài sản ngắn hạn. Với các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm 25% trên tổng tài sản, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 14% trên tổng tài sản, hàng tồn kho chiếm 23% trên tổng tài sản. Còn tài sản dài hạn thì chủ yếu dành cho tài sản cố định và tài sản dài hạnh khác.\
![image](https://images.f247.com/original/3X/9/d/9d7f79ca25dd4b37cdf4cf3a40873b5191eadb3e.png =605x327)\
![image](https://images.f247.com/original/3X/d/6/d6a8cbe8ef9ad3737359d0c8d4f9f0cdd95ceb51.png =605x164)
Nguyên nhân lợi nhuận sau thuế quý 2/2022 tăng 247,2% so với quý 2/2021 là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 6,9%, giá vốn bán hàng giảm 8%.
**3. Tiềm năng của doanh nghiệp**
* Sản lượng tiêu thụ tiếp tục phục hồi, thúc đẩy bởi NVL đầu vào giảm. Theo chia sẻ của ban lãnh đạo, sản lượng trong quý 2 của BMP đạt 26.400 tấn, tiếp tục tăng 17% so với sản lượng quý 1 là 22.588 tấn.
* Giá thép hợp lý hơn sau nhiều đợt điều chỉnh thúc đẩy hoạt động xây dựng.
* Giá nguyên liệu hạt nhựa PVC suy giảm giúp cải thiện biên lợi nhuận
* Kỳ vọng nhu cầu về vật liệu xây dựng sẽ phục hồi mạnh hơn trong nửa cuối năm trong bối cảnh hoạt động xây dựng trong nước gia tăng
* Cơ cấu tài chính lành mạnh, tỷ lệ trả cổ tức cao và đều đặn năm 2022 dự kiến là 9,6% (\~6k/cp\*)\*
Bên cạnh đó, Nhựa Bình Minh cũng đang sở hữu cơ cấu tài chính mạnh với nợ vay chỉ chiếm 1,8% cơ cấu nguồn vốn đến cuối quý 2 năm 2022.
Nhựa Bình Minh chiếm lĩnh 50% thị phần phía Nam, 5% thị phần khu vực miền Bắc và khoảng 30% thị phần cả nước. Công ty vừa mới cho ra mắt dòng sản phẩm ống nhựa PVC-U hệ Inch, đạt tiêu chuẩn ISO 1452, TCVN 8491, và QCVN 16:2019/BXD.
Nhựa Bình Minh là doanh nghiệp duy nhất trong lĩnh vực vật liệu xây dựng chuyên ngành ống nhựa và phụ tùng ống nhựa được góp mặt trong danh sách Top 50 công ty niêm yết tốt nhất 2022. Trong 4 năm liên tiếp, Công ty đã được xếp hạng trong danh sách các doanh nghiệp bền vững hàng đầu Việt Nam (CSI)
Theo dữ liệu Bloomberg, giá hạt nhựa PVC – nguyên liệu chính làm ra ống nhựa, dây điện… sau khi đạt đỉnh 1.850 USD/tấn vào cuối tháng 10/2021 đã dần hạ nhiệt. Tháng 7/2022 khi giá hạt nhựa chỉ còn khoảng 940 USD \~ 6367 RMB (giảm thêm 48% so với quý 2.2022) là yếu tố tích cực cho ngành nhựa nói chung và cho BMP nói riêng khi chi phí hạt nhựa chiếm khoảng 70% chi phí sản xuất.\
![image](https://images.f247.com/original/3X/1/2/124254d5f3e646dc7217d7f5e571629dd013b0c4.png =589x362)
Tương tự, giá hạt nhựa PP và PE chuyên sản xuất màng nhựa, bao bì thực phẩm… cũng giảm giá. Giá nhựa PE tính đến đầu tháng 7 ở vùng 7.909 nhân dân tệ/tấn, giảm 20% so với vùng giá tháng 9/2021. Giá hạt nhựa giảm do nhu cầu yếu khi Trung Quốc áp dụng chính sách Zero Covid và giá dầu quay đầu giảm trong thời gian gần đây.\
![image](https://images.f247.com/original/3X/9/2/92e3deca61c0f2f66b78ae0ab91df3870deb2195.png =584x306)
**4. Tầm nhìn của BMP**
* Duy trì vị thế doanh nghiệp hàng đầu của ngành nhựa vật liệu xây dựng Việt Nam.
* Chủ động hoàn thiện năng lực, sẵn sàng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.
Có thể thấy, ngành nhựa xây dựng Việt Nam đang hội tụ nhiều yếu tố để bứt lên cùng với sự phát triển của thị trường bất động sản.
**5. RỦI RO**
Giá NVL đầu vào biến đổi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của công ty.
Nhựa Bình Minh cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đáng kể nhất là sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt của các đối thủ cùng ngành như Hoa Sen, Tân Á Đại Thành, Phúc Hà…
Nhựa Bình Minh đã phải chấp nhận giảm bớt lợi nhuận để giữ thị phần thông qua việc tăng tỷ lệ chiết khấu cho các đại lý, tăng chi phí bán hàng.
Chẳng hạn, với sản phẩm ống nhựa phổ thông uPVC, HSG áp dụng tỷ lệ chiết khấu cho đại lý 35-40%, so với BMP và NTP chỉ 14-18%. Với sản phẩm ống nhựa dân dụng cao cấp PPR, tỷ lệ chiết khấu của HSG cho đại lý 67-69% so với NTP và BMP 50-55%.
**6. Khuyến Nghị**
Tôi ưa thích BMP với:
* Triển vọng mạnh mẽ nhờ sự phục hồi nhu cầu nội địa,
* Vị thế dẫn đầu thị trường cho phép chuyển giao tác động từ giá nguyên liệu đầu vào đến khách hàng,
* Tỷ suất cổ tức hấp dẫn.
Dự báo lợi nhuận ròng năm 2022 tăng trưởng 110,6% so với năm 2021 đạt khoảng 451 tỷ đồng và năm 2023 tăng 16% so với năm 2022 khoảng 523 tỷ đồng.
Ở mức giá hiện tại là 67.100đ/cp, BMP đang giao dịch tại mức P/E là 15,23; nhìn vào P/E của 4 quý gần nhất thì dự kiến P/E sắp tới năm 2023 giao động 16.9x – 22,9x hấp dẫn với triển vọng phục hồi mạnh mẽ và mức P/E bình quân 10 năm là 16,6x. Giá mục tiêu là 73.480đ/cp.
Phân tích kỹ thuật: Cổ phiếu BMP dao động trong biên độ hẹp dần quanh đường MA200 và bùng nổ tại các phiên gần đây gần nhất là phiên ngày 15/8 với thanh khoản trong xu hướng gia tăng trở lại, giá chạm vùng kháng cự của chỉ số Bollinger Bands có xu hướng điều chỉnh ở các phiên sắp tới. MACD vẫn đang có đà tăng mạnh chưa có dấu hiệu xụt giảm mạnh. Dự đoán vùng kháng cự mới sẽ nằm ở mức giá từ 68.31 – 70.00 và đường kháng cự tiếp theo sẽ là mốc 73.53 ngoài ra vùng hỗ trợ mới vào khoảng 61.60 – 63.00.\
![image](https://images.f247.com/original/3X/6/1/6109b5c7da1dbdc9a62d1ac3aaa4df1cc2be7233.png =605x239)
**Ý kiến giao dịch của môi giới**
| **Cổ phiếu**<br><br> | **Vùng mua**<br><br> | **Giá mục tiêu**<br><br> | **Khuyến nghị**<br><br> | **TSSL mục tiêu**<br><br> | **Ngưỡng Cutloss**<br><br> |
| -------- | -------- | ------------ | ----------- | ------------- | -------------- |
Anh/Chị có thắc mắc về đầu tư thì vui lòng liên hệ với Em.
Phạm Quang Trường ·
Phạm Quang Trường ·