**I. Tổng quan doanh nghiệp**
Tập đoàn Hòa Phát hoạt động trong 05 lĩnh vực:
* Gang thép (thép xây dựng, thép cuộn cán nóng)
* Sản phẩm thép (gồm Ống thép, tôn mạ, thép rút dây, thép dự ứng lực)
* Nông nghiệp
* Bất động sản
* Điện máy gia dụng.
Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn. Với công suất 8 triệu tấn thép thô/năm, Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Có thể thấy HPG là doanh nghiệp không thuần về thép mà còn các mảng khác nữa, nên sự tác động về giá thép lên cổ phiếu HPG là có, nhưng không quá mạnh mẽ như HSG hay NKG.
* **Sơ lược về chủ tịch Trần Đình Long:**
[https://lh3.googleusercontent.com/gbzGgWcQ8NkwYWjthTK2FulCT7bgrMCXdJ9KB-bg2mDwnjfEustjRZ-uTxhZCu4cpR5IU7P__DLx7w6GFI9DyDZMQpZyxOHbEBckcZ46_XLY7caufGi0QPJoWUw3nVekSqT8l67eKMtQ-VZq8fjffIw](https://lh3.googleusercontent.com/gbzGgWcQ8NkwYWjthTK2FulCT7bgrMCXdJ9KB-bg2mDwnjfEustjRZ-uTxhZCu4cpR5IU7P__DLx7w6GFI9DyDZMQpZyxOHbEBckcZ46_XLY7caufGi0QPJoWUw3nVekSqT8l67eKMtQ-VZq8fjffIw)*[(image larger than 256 KB)](https://lh3.googleusercontent.com/gbzGgWcQ8NkwYWjthTK2FulCT7bgrMCXdJ9KB-bg2mDwnjfEustjRZ-uTxhZCu4cpR5IU7P__DLx7w6GFI9DyDZMQpZyxOHbEBckcZ46_XLY7caufGi0QPJoWUw3nVekSqT8l67eKMtQ-VZq8fjffIw)*
Xuất thân nghèo khó cùng bản tính “nói ít làm nhiều”, Trần Đình Long tỏ ra là một người rắn rỏi với bản lĩnh “cứng” và khá kín tiếng trên thương trường. Ông đã gắn liền với HPG từ những bước chân đầu tiên của tập đoàn. Đến nay, ông được coi là doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép trong nước. Ông cũng là người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt Nam, chỉ sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
* **Về cấu trúc cổ đông của HPG**
Ban lãnh đạo và tổ chức nắm hơn 40% cổ phần doanh nghiệp và đây gần như là các cổ đông chiến lược. HPG là tập đoàn lớn, cộng thêm việc nằm trong VN30 thì việc có nhiều cổ đông chiến lược là điều khá dễ hiểu. Cổ đông cá nhân lớn: Chủ tịch, phó chủ tịch, thành viên hội đồng quản trị, và vài quỹ lớn.
![](https://images.f247.com/original/3X/0/2/02c5bcf6a3b8c82f97d72afccf067c6ac98ea240.png =341x447)
[![](https://images.f247.com/original/3X/b/4/b4db97f0367e20030d0b78a0e89257feb45a3df8.png =624x225)](https://images.f247.com/original/3X/b/4/b4db97f0367e20030d0b78a0e89257feb45a3df8.png)**[910×329 16.2 KB](https://images.f247.com/original/3X/b/4/b4db97f0367e20030d0b78a0e89257feb45a3df8.png)**
**II. Các yếu tố vĩ mô tác động đến tình hình kinh doanh của HPG**
Trước hết phải nhìn sơ qua về cơ cấu doanh thu bán hàng của HPG, có thể thấy được thép xây dựng và thép HRC luôn chiếm phần lớn sản lượng bán hàng của tập đoàn. Vậy nên mình có thể hiểu rằng tiến độ giải ngân đầu tư công cũng như giá thép đều khá quan trọng đối với doanh nghiệp này.
[![](https://images.f247.com/optimized/3X/d/9/d9de3fcea057fd697bbcca0580a98c06c2b3d04c_2_624x295.png =624x295)](https://images.f247.com/original/3X/d/9/d9de3fcea057fd697bbcca0580a98c06c2b3d04c.png)**[748×354 29.7 KB](https://images.f247.com/original/3X/d/9/d9de3fcea057fd697bbcca0580a98c06c2b3d04c.png)**
Trước hết về giá thép, HPG đã giảm giá bán đi 4% sau 1 tháng và điều này tác động trực tiếp đến biên lợi nhuận của HPG. Vậy nên tiến độ đẩy mạnh đầu tư công và tình hình kinh doanh của ngành xây dựng sẽ là yếu tố tích cực duy nhất mà HPG có thể bám trụ đến hết 2022.
[![](https://images.f247.com/optimized/3X/3/f/3f5acef3a47c4b288f172c52f1d70a44ef93b1fa_2_624x173.png =624x173)](https://images.f247.com/original/3X/3/f/3f5acef3a47c4b288f172c52f1d70a44ef93b1fa.png)**[1091×302 35.4 KB](https://images.f247.com/original/3X/3/f/3f5acef3a47c4b288f172c52f1d70a44ef93b1fa.png)**
Về tiến độ giải ngân đầu tư công, nhìn chung vẫn khá chậm tuy nhiên đã có sự tăng tốc. Cụ thể đến hết tháng 5, tiến độ giải ngân đạt 23% kế hoạch cả năm, tuy nhiên đến tháng 7 thì tiến độ đã đạt gần 35% kế hoạch cả năm. Vậy có thể thấy được tháng 6 và tháng 7 đã giải ngân hơn 50% số tiền mà 5 tháng đầu năm đạt được, đây có thể được coi là sự tăng tốc đáng kể trong thời gian ngắn. Và chúng ta được quyền kỳ vọng vào sự tăng tốc tốt hơn vào 4 tháng cuối năm, khi thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng nhấn mạnh về cần gấp rút giải ngân khi thời gian không còn nhiều.
Nguồn tiến độ giải ngân đầu tư công:
1. ['Công khai tiến độ giải ngân vốn đầu tư công để toàn dân được biết' \| Chính trị \| Vietnam+ (VietnamPlus)](https://www.vietnamplus.vn/cong-khai-tien-do-giai-ngan-von-dau-tu-cong-de-toan-dan-duoc-biet/809194.vnp)
2. ['Công khai tiến độ giải ngân vốn đầu tư công để toàn dân được biết' \| Chính trị \| Vietnam+ (VietnamPlus)](https://www.vietnamplus.vn/cong-khai-tien-do-giai-ngan-von-dau-tu-cong-de-toan-dan-duoc-biet/809194.vnp)
3. ["Thúc" tiến độ giải ngân vốn đầu tư công bởi thời gian không còn nhiều](https://laodong.vn/kinh-doanh/thuc-tien-do-giai-ngan-von-dau-tu-cong-boi-thoi-gian-khong-con-nhieu-1076633.ldo)
Về vĩ mô, HPG không được ủng hộ quá mạnh mẽ mà chỉ có kỳ vọng ở tương lai mà thôi. Thêm các yếu tố về lạm phát, giá hàng hóa thế giới phải chịu áp lực hạ nhiệt khi FED tăng lãi suất mạnh trong 2022. Giải ngân đầu tư công là tốt, nhưng đôi khi chưa đủ, vì giải ngân chỉ diễn ra mạnh mẽ khi giá thép hạ nhiệt đáng kể. Có lẽ năm 2022 không phải là năm của HPG, tuy nhiên phải nhìn vào doanh nghiệp để hiểu rõ hơn khi nào HPG sẽ trở lại hình dạng khủng long ngày trước.
**III. Bức tranh tài chính của HPG**
**1. Doanh thu tăng đều như vắt chanh năm 2021, năm 2022 lại là một câu chuyện khác.**
![](https://images.f247.com/original/3X/8/c/8cac2e4c379209a617f23f78abf80479ec24f1a9.png =545x400)
Doanh thu đã tạo đỉnh tại quý 4 năm 2021 sau 1 đà tăng rất mạnh của HPG, thực chất năm 2021 đã quá thuận lợi với HPG khi Trung Quốc ngừng sản xuất thép nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làm lượng thép trên toàn thế giới thiếu hụt, và HPG nhân cơ hội đó đã tận dụng được nguồn thị trường xuất khẩu đa dạng như Úc, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, vv.
Bên cạnh đó nhà máy của HPG cũng đã hoạt động hết công suất, đã đỉnh năm 2021 thì khá hợp lý, không có gì đáng để suy ngẫm nhiều hơn. Năm 2022, về mặt vĩ mô không còn mấy ủng hộ, HPG khó mà còn tăng trưởng thêm, kéo theo giá cổ phiếu không còn mạnh mẽ như năm 2021.
Doanh thu đạt đỉnh tại quý 4 cũng là vì giá thép trong nước đã quá cao, buộc bộ tài chính phải giảm thuế thép nhập khẩu, làm giá thép nhập khẩu rẻ hơn và đẩy mạnh đầu tư công. Cạnh tranh trong nước cũng đủ khắc nghiệt, giờ HPG còn phải cạnh tranh với cả thép nhập khẩu. Giờ mọi chuyện đã xảy ra, chỉ chờ giá thép và nhu cầu xây dựng vực dậy tập đoàn trong thời gian tới.
Nguồn tin thuế: [Bộ Tài chính đề xuất giảm 5-10% thuế nhập khẩu thép xây dựng](https://vietnamfinance.vn/bo-tai-chinh-de-xuat-giam-5-10-thue-nhap-khau-thep-xay-dung-20180504224258632.htm)
**2. Lợi nhuận đã chững tăng trưởng sớm hơn doanh thu, vì sao lại thế?**
[![](https://images.f247.com/optimized/3X/b/5/b5cb1c6c46c986fadf84bc2afde1cdf750edfddf_2_624x227.png =624x227)](https://images.f247.com/original/3X/b/5/b5cb1c6c46c986fadf84bc2afde1cdf750edfddf.png)**[1063×385 30.4 KB](https://images.f247.com/original/3X/b/5/b5cb1c6c46c986fadf84bc2afde1cdf750edfddf.png)**
Điều lạ kỳ ở đây là HPG đã đạt đỉnh lợi nhuận và biên lợi nhuận vào quý 2, quý 3 năm 2021 chứ không phải quý 4. Vậy thì đã có một chi phí phát sinh ra khá lớn đã “ăn” mất một phần lợi nhuận của tập đoàn. Việc này đến chủ yếu vì nhà máy Dung Quất 2, và bên cạnh đó HPG cũng đã bỏ ra một số tiền để đầu tư vào bất động sản cũng như mảng nông nghiệp. Nếu để ý kĩ, tại sao ngành thép đang ngon thế kia nhưng chủ tịch Long lại đầu tư vào các mảng khác, phải chăng lúc đó ban lãnh đạo đã nhìn ra ngành thép chỉ tới thời điểm đó là đạt đỉnh rồi hay sao?
**3. Cục máu đông của HPG - Dung Quất 2**
[![](https://images.f247.com/original/3X/6/a/6a2ec1fcd4c7aa21c7ed83f635174a4490b4658b.png =624x399)](https://images.f247.com/original/3X/6/a/6a2ec1fcd4c7aa21c7ed83f635174a4490b4658b.png)**[990×632 43.7 KB](https://images.f247.com/original/3X/6/a/6a2ec1fcd4c7aa21c7ed83f635174a4490b4658b.png)**
Thực ra trong bảng này không thể hiện được rõ sự thay đổi từ Q1 sang Q2 năm ngoái (tài sản dở dang Q1 - 4,3 nghìn tỷ, và Q2 thì 6,3 nghìn tỷ). Bắt đầu từ Q2/21 thì HPG đã có sự tăng đột biến trong tài sản dở dang dài hạn (tức nhà máy Dung Quất 2 chiếm đa phần), theo báo cáo tài chính gần nhất thì lượng tài sản dở dang dài hạn này đang ở mức trên 10k tỷ, điều này thể hiện HPG đang khá tập trung vào sự chuẩn bị cho một chu kỳ mới, và việc đắp tiền vào Dung Quất 2 là cần thiết. Tuy nhiên việc đắp tiền vào đây đang gặp một số trở ngại khi tốc độ bán hàng của HPG đang thể hiện sự khó khăn, hàng tồn kho leo thang rõ rệt (57 nghìn tỷ).
Thử nghĩ qua, không bán được hàng, lại đi đắp mạnh tiền vào xây nhà máy, có lẽ như chu kỳ của HPG chưa tới lúc, mình cần phải quan sát thêm “cục máu đông” Dung Quất 2 này, đến khi Dung Quất 2 không còn ăn vào lợi nhuận của HPG nữa, thì gió đông ắt hẳn sẽ tìm để cổ phiếu này.
**4. Khó khăn chồng chất HPG về mặt tiền nong**
![](https://images.f247.com/original/3X/c/3/c336541b88312f81901c8af9d1c27413fd394286.png =532x393)
Tóm tắt dễ hiểu như sau:
* hoạt động tài chính càng tăng, tức doanh nghiệp càng vay nhiều
* Hoạt động kinh doanh càng giảm, tức doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thuần chưa hiệu quả
* Hoạt động đầu tư âm ít dần, tức doanh nghiệp không còn vung tiền đầu tư nhiều, vì càng âm là càng bỏ tiền ra đầu tư.
Thời điểm này HPG vay nhiều, kinh doanh không quá nổi bật, cho nên ít tiền để đầu tư cũng không sai. Theo chủ tịch Long, ngành thép Quý 2 thảm hại là đúng và mọi thứ xấu nhất cũng đã phản ánh và giá và báo cáo tài chính, việc cần làm là trong tương lai HPG sẽ ra sao.
**III. Triển vọng tương lai HPG ra sao?**
Khó có thể kỳ vọng điều gì trong tương lai gần, nhưng nếu hàng tồn kho của HPG tăng cao như thế vào thời điểm giá thép đang dò đáy, thì khi yếu tố mùa vụ trở lại, nhu cầu xây dựng tăng cao thì HPG sẽ có biên lợi nhuận tăng trưởng đáng kể vì giá vốn hàng tồn kho thấp, mà hàng lại nhiều. Do đó, quý 4 có thể sẽ là thời điểm thích hợp khi giá thép hồi phục mạnh, áp lực giải ngân đầu tư công bị dồn vào cuối năm đúng theo mùa vụ của ngành xây dựng bao năm nay.
Theo cafebiz, Dự án Hòa Phát Dung Quất 2 được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư vào ngày 18/6/2021 với tổng diện tích 279 ha. Sau 1 năm triển khai, đã giải phóng mặt bằng gần 222 ha, còn khoảng 57 ha chưa giải phóng mặt bằng do có vướng mắc.
Về mặt đất đai của nhà máy, có lẽ đã xong 80%, và phần đền bù đất đai này tốn khá nhiều ngân sách của tập đoàn. Dự kiến Dung Quất 2 sẽ xong vào cuối năm 2024. Có lẽ con sóng thép sẽ thật sự bắt đầu năm 2024 khi “cục máu đông” của tập đoàn dần được gỡ bỏ.
Ở những giai đoạn khó khăn như hiện tại, giá cổ phiếu cũng đã phản ánh khá rõ ràng vào tình hình của doanh nghiệp. Ở đoạn này, đầu tư vào HPG dài hạn, không “hòa” thì “phát” mà thôi.
**IV. Định giá HPG theo các công ty chứng khoán**
[![](https://images.f247.com/original/3X/a/4/a47889b077fd100fa0feea2ac8fedb61a8801904.png =624x161)](https://images.f247.com/original/3X/a/4/a47889b077fd100fa0feea2ac8fedb61a8801904.png)**[783×203 10.3 KB](https://images.f247.com/original/3X/a/4/a47889b077fd100fa0feea2ac8fedb61a8801904.png)**
Theo 3 báo cáo phân tích gần nhất (cuối tháng 7 đầu tháng 8) của 3 công ty chứng khoán khác nhau, HPG đang ở dưới định giá khá sâu và đây là mục tiêu giá trong vòng 12 tháng. Có lẽ HPG không phù hợp đối với nhà đầu tư tăng trưởng nhưng lại khá phù hợp đối với những ai đang muốn đầu tư giá trị.
Nguyễn Thị Ngân Giang ·
Phạm Quang Trường ·