![maxresdefault](https://images.f247.com/original/3X/9/e/9e766486afca8b9b660aa54379d9ac9b84fe5af5.jpeg =690x388)
Buffett đã từng nói: “Hãy tham lam khi người khác sợ hãi, và hãy sợ hãi khi người khác tham lam”, tuy nhiên phần đông tâm lý nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam đều rất ít khả năng làm được điều đó.
Tại sao vẫn có nhiều người nói 95% người tham gia thị trường chứng khoán đều thua lỗ. Nắm bắt được những cung bậc cảm xúc này có thể giúp chúng ta tận dụng được sai lầm của 95% nhà đầu tư còn lại, kìm hãm tâm lý hưng phấn cũng như sợ hãi của bản thân để thu được nhiều lợi nhuận nhất có thể.
Chúng ta sẽ bắt đầu vào chỗ lạc quan, đó cũng là giai đoạn mà nhà đầu tư thường bắt đầu gia nhập thị trường chứng khoán.
* Lạc quan: Một triển vọng tương lai tích cực, làm tâm hồn phấn chấn, điều này dẫn chúng ta đến mua cổ phiếu.
* Niềm tin: Sau khi một số ý tưởng mua cổ phiếu chúng ta cho lợi nhuận, chúng ta sẽ xem xét thị trường, cũng như cảm tưởng rằng nó sẽ tiếp tục cho chúng ta lợi nhuận như ý. Nhà đầu tư manh nha đổ thêm tiền vào chứng khoán, hoặc có ý định sẽ đổ thêm tiền vào chứng khoán.
* Cảm xúc: Thời điểm nhà đầu tư tin tưởng rằng mình là nhà đầu tư thông minh, và luôn cho mình thông minh, mình sở hữu những mánh khóe độc đáo, mình sinh ra là “số chỉ hợp với chứng khoán”.
* Hưng phấn – Thỏa mãn: Ở đây mức rủi ro vào thị trường cao nhất. Khi nhìn thấy mọi quyết định đầu tư đề sinh ra lợi nhuận nhanh và dễ dàng, hầu hết nhà đầu tư sẽ quên đi rủi ro, và mong muốn mọi giao dịch đều có lợi nhuận. Nhưng quá trình chết chóc từ đây mà ra.
* Lo lắng: Lần đầu tiên thị trường đi ngược lại suy nghĩ chủ quan của nhà đầu tư, chúng ta không bao giờ nhìn vào những tổn thất do chưa bán cổ phiếu, chúng ta bắt đầu suy nghĩ mình là nhà đầu tư dài hạn, và rồi mọi thứ sẽ ổn và chúng sẽ phục hồi và mang lại lợi nhuận.
* Từ chối: Thị trường tiếp tục giảm, nhưng chúng ta lại không biết phản ứng sẽ như thế nào đây, chúng ta bắt đầu chối bỏ rằng chúng ta đang lựa chọn những cổ phiếu tồi.
* Sợ hãi: Thị trường càng thêm khó hiểu, chúng ta bắt đầu nhen nhóm tin và tin rằng những cổ phiếu mà chúng ta sở hữu sẽ không còn đứng về phía chúng ta nữa, và sẽ không mang lợi nhuận cho chúng ta.
* Tuyệt vọng: Chúng ta không biết làm thế nào để hành động, chúng ta cổ mua mọi ý tưởng đầu tư có thể, chỉ mong là chúng ta hòa vốn.
* Hoảng loạn: Cạn kiệt ý tưởng đầu tư, chúng ta đã mất mát quá lớn cho những bước đi tiếp theo
:null: Xem xét lại tài sản: Tin tưởng danh mục mình sẽ không bao giờ tăng trở lại, chúng ta sẽ bán tất cả các cổ phiếu có thể, nhằm tránh những tổn thất trong tương lai thêm nữa.
* Tức giận: Thị trường chứng khoán là cờ bạc, tại sao lãnh đạo Nhà nước chẳng hành động gì để cứu thị trường cơ chứ. Rồi mọi người đổ lỗi cho những yếu tố khách quan của thị trường.
* Chán nản: Nghĩ rằng mình đã không thông minh mới tham gia vào thị trường chứng khoán. Chúng ta không muốn mua chứng khoán nữa. Nhưng kỳ lạ thay, đây mới là giai đoạn mua tốt nhất.
* Mất niềm tin: Chúng thề sẽ không bao đánh chứng khoán nữa, đồng thời có những kiểu tự vấn bản thân, để hiểu bản thân mình.
* Nghi ngờ: Do vết thương lòng còn đó, nghi ngờ rồi nó sẽ chỉ là con lên “bẫy” thôi, rồi lại giảm xuống ngay thôi mà.
* Hy vọng: Cuối cùng chúng ta quay trở lại để nhận ra rằng thị trường chuyển động theo chu kỳ và chúng ta nhanh chóng quên đi quá khứ, bắt đầu tìm kiếm cơ hội tiếp theo cho mình.
:null: Nhận thức được giai đoạn của chu kỳ hiện tại, chúng ta sẽ có một cái nhìn sâu sắc hơn về cảm xúc bản thân chúng ta, nhằm đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt
:null::null::null:
Nguyễn Thị Ngân Giang ·
Đặng Hoàng Anh ·