Bình quân giá nên hay không nên ?
Về chủ đề này, chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến trái chiều, nhưng trong phạm vi bài viết này, mình chia sẻ quan điểm cá nhân về việc có nên hay không nên mua bình quân giá xuống. Âu cũng là 1 góc nhìn cho các bạn mới tham khảo. 1 chủ để cũ nhưng luôn mới
Trước hết, mình là người cực kỳ phản đối việc trung bình giá xuống, mua bình quân giá xuống hay gọi là cưa chân bàn. Là hành động tự sát chứa đựng nguy cơ phá sản trong dài hạn
Mình xin trích dẫn câu nói nổi tiếng của nhà đầu tư vĩ đại Turdo Jones” chỉ những kẻ thua lỗ mới bình quân giá xuống” ông in luôn câu nói này dán trong phòng làm việc của mình.
Hiện tại có nhiều phương pháp đầu tư mà ủng hộ việc này. Ví dụ phương pháp Net- Net của Graham, hay phương pháp 4M của Phil Town… mình không đi sâu và phản đối 2 phương pháp này nhưng mình đưa ra những lý do thuyết phục để bạn thấy rằng: việc quân bình giá xuống là hành động nguy hiểm, có nguy cơ xoá sổ bạn…
\- Thứ nhất bạn phải hiểu rõ mình đang làm gì. Phải hiểu rõ mình tiếp cận TT chứng khoán theo phương pháp nào, bạn là nhà đâu cơ ngắn hạn hay nhà đầu tư dài hạn, bạn đầu tư giá trị hay đầu tư tăng trưởng… việc biết rõ bản thân mình đang làm gì rất quan trọng để chúng ta biết cách phản ứng như thế nào cho đúng khi sai lầm…
Đa số NĐT là tiếp cận TT theo ngắn hạn đầu cơ, tìm kiếm sự chênh lệch giá. Vậy nên khi giá chống lại kỳ vọng của bạn, hoặc là bạn sai cổ phiếu, hoặc là bạn sai thời điểm hoặc là TT chung đang quá tệ.
\- Kép sự đúng đắn, đừng kép sai lầm. Không lý do gì bạn đang mua 5000 cổ phiếu và nó đang giảm 20% làm bạn lo lắng. Mà bạn mua thêm 5000 nữa. Điều gì sẽ xảy ra, khi bạn hành động như vậy, bạn bước từ tư duy 1 nhà đầu cơ sang tư duy đánh bạc. Bạn gấp đôi sự lo lắng mình lên, bạn đẩy rủi ro mình lên gấp đôi. Bạn đưa số vốn bạn vất vả kiếm được vào nguy cơ mất trắng… CP đã giảm 20% thì không có gì đảm bảo nó sẽ không giảm 50% hoặc tệ hơn nữa.
Qua giai đoạn TT vừa rồi, đa số đều thấy được nguy cơ này khi rất nhiều CP giảm hơn 50% thị giá. Nó luôn xảy ra chứ không phải điều gì hiếm hoi.
“ mọi khoản lỗ 50% đều bắt nguồn từ những khoản lỗ 5%” William Onei’l
Vậy nên, khi bạn vào 1 vị thế, bị sai, hãy nhanh chóng nhận ra chúng, thoát khỏi sai lầm, và giới hạn khoản lỗ trong phạm vi cho phép
\- Sách Mỹ nó khác ở VN vài thứ mà nếu bạn không thực sự hiểu sẽ là mang tư duy rập khuôn, máy móc dẫn đến sai lầm.
Nhiều phương pháp yêu cầu khắc khe ví dụ phương pháp 4M. Áp dụng ở VN cực khó vì chúng ta là nền kinh tế TT còn mới sơ khai, chưa thể có trình độ mấy trăm năm như ở Mỹ, chúng ta không có những DN có lợi thế cạnh tranh lớn như thương hiệu , rào cản gi nhập ngành, những DN có thể tạo ra con hào về chi phí chuyển đổi…
Nền kinh tế chúng ta mới hơn 30 thực sự có tính TT, đa số các DN đền non trẻ…
Hơn thế nữa việc tìm được những DN đáp ứng các tiêu chí này thậm chí đòi hỏi bạn phải rất chuyên sâu về tài chính và hiểu DN, điều này là trở ngại lớn với rất nhiều NĐT mới…
\- Đừng bao giờ nghĩ đây là cơ hội trăm năm có 1 lần rồi mạo hiểm với số vốn mà khó khăn bạn kiếm được.
Nhiều bạn đem những ví dụ DN dài hạn thành công như FPT, RẺE… nhưng các bạn có đếm hết những DN lừng lẫy cách đây 10-15 năm bây giờ bị huỷ niêm yết bị về upcom bị thành những CP rác không…bạn có từng biết PVX từng lừng lẫy tam sàn chứ, bạn biết HVG OGC từng nằm trong Vn30 không…
Ngoài rủi ro trong DN, DN ở VN còn tồn tại nhiều yếu tố rủi ro phi hệ thống như: chính trị, pháp lý … mà chúng thường xuyên xảy ra như OGC, FLC, PVX…
1 đời đầu tư bạn có thể trải qua hàng trăm, thậm chí hàng nghìn DN, nếu bạn mạo hiểm 1 vài lần có thể may mắn. Nhưng hạn bạn sẽ gặp những rủi ro kiểu này…